Chuyên gia chỉ rõ ưu điểm vượt trội của tiêm kích đánh chặn tương lai MiG-41
Dự án MiG-41 (PAK DP) hiện đang được phát triển với vai trò một máy bay tiêm kích đánh chặn tiên tiến thay thế chiếc MiG-31 đã hoạt động từ năm 1981.
Italy đặt mua thêm tiêm kích F-35 / Dàn tiêm kích F-35 Mỹ định bán cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ về đâu?
Chương trình MiG-41 hay còn gọi là PAK DP (một tổ hợp tiêm kích đánh chặn tầm xa đầy hứa hẹn) đang được thực hiện bởi công ty sản xuất máy bay MiG.
Nhiệm vụ của các nhà thiết kế là tạo ra một tiêm kích đánh chặn có thể bảo vệ đáng tin cậy biên giới trên không của Nga trong mọi điều kiện, bao gồm cả hoạt động tại khu vực Bắc cực và thậm chí cận không gian.
Đương nhiên việc Nga có chương trình chế tạo một chiếc chiến đấu cơ với nhiều đặc tính ưu việt như vậy là yếu tố đáng lo ngại cho các đối thủ tiềm tàng.
Chẳng hạn, các chuyên gia Mỹ từ tạp chí Military Watch tin rằng MiG-41 sẽ kết hợp công nghệ mới nhất với những lợi thế kế thừa từ tiêm kích đánh chặn MiG-25 và MiG-31 của Liên Xô.
Nhưng không chỉ có vậy, MiG-41 sẽ còn phát triển xa hơn. Ví dụ như nếu MiG-25 có thể bay với tốc độ hơn Mach 3 thì MiG-41 - theo đại diện của công ty cổ phần RSK MiG, sẽ có vận tốc tối đa Mach 4 - 4,3.
Một lợi thế khác mà MiG-41 sở hữu là khả năng leo lên độ cao khoảng 30 km, khiến máy bay nằm ngoài tầm với của hầu hết các hệ thống tên lửa phòng không.
Khả năng bay ở độ cao cực lớn sẽ giúp MiG-41 không phải đối mặt nguy hiểm. Các nhà phát triển sẽ cung cấp cho nó các đặc điểm cho phép hoạt động ngay cả trong không gian cận vũ trụ.
Không chỉ có vậy, với sự tiến bộ của công nghệ, MiG-41 dự kiến sẽ nhận được các cảm biến và đạn dược mới như tên lửa không đối không tầm xa mang nhiều đầu đạn, đó có thể là tên lửa K-77M Viper đầy hứa hẹn.
Ngoài máy bay và tên lửa hành trình, tiêm kích đánh chặn MiG-41 sẽ có khả năng tiêu diệt ngay cả vệ tinh của kẻ thù tiềm năng trong không gian gần.
Một tính năng đặc biệt nữa của MiG-41 đó là nó sẽ có diện tích phản xạ radar nhỏ hơn rất nhiều so với hai người tiền nhiệm MiG-25 và MiG-31, mang lại cho nó khả năng tàng hình trước phương tiện trinh sát của kẻ địch.
Tổng hợp lại, những ưu điểm độc đáo của MiG-41 bao gồm tốc độ siêu thanh, độ cao cực lớn, tàng hình, độ nhạy của cảm biến, vũ khí hiện đại (bao gồm cả tên lửa tầm xa).
Ngoài phiên bản có người lái của MiG-41, vấn đề phát triển biến thể không người lái của nó cũng đang được thảo luận, điều này sẽ loại bỏ nguy cơ tử vong của phi công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Nếu chúng ta nói về thời gian hoàn thành ước tính của dự án, điều này sẽ xảy ra không sớm hơn giữa những năm 2020, nhưng rất có thể là trong nửa sau của thập niên.
Điều kiện chính để tiếp tục thực hiện dự án được xác định sẽ là vấn đề tài chính, đây thường là vấn đề gây đau đầu trong việc thực hiện những ý tưởng thú vị nhất của các nhà thiết kế máy bay Nga.
Có thể kể ra đây trường hợp vô số vũ khí đình đám của Nga như tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik, xe tăng T-14 Armata hay tiêm kích tàng hình Su-57... hiện vẫn đang chậm tiến độ.
Căn cứ vào những chương trình tham vọng trên, các chuyên gia cho rằng sẽ thực tế hơn nếu đặt ra mốc hoàn thành dự án MiG-41 (PAK DP) vào giai đoạn sau năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo