Chuyên gia hé lộ hậu quả của cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga
Tàu ngầm hạt nhân Nga Dmitry Donskoy khiến Mỹ khiếp sợ bởi kích thước khổng lồ / Tàu ngầm hạt nhân mới của Nga sẽ trang bị 200 tên lửa siêu thanh Zircon
Sputnik dẫn lời ông Blokhin cho hay: “Cuộc chiến tranh hạt nhân với một quốc gia như Nga có thể là cuộc chiến cuối cùng trong lịch sử nhân loại”.
Nga coi vũ khí hạt nhân chỉ là biện pháp răn đe và là biện pháp khẩn cấp. (Ảnh: Globallookpress.com) |
Theo ông Blokhin, các kế hoạch hiện tại của Anh là “một dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu của một cuộc chạy đua vũ trang, nhiệm vụ của họ là áp đặt cuộc chạy đua này lên Nga và Trung Quốc để thực hiện mục đích tương tự như với Liên Xô”.
“Họ cố gắng phá hoại chúng tôi bằng những biện pháp trừng phạt”, ông Blokhin nhấn mạnh.
Ngoài ra, chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng đã bình luận về tài liệu về chiến lược quốc phòng và chính sách đối ngoại của Anh trong 30 năm tới được công bố mới đây, “chúng cho thấy sự gia tăng tiềm năng hạt nhân của chế độ quân chủ”.
Theo tài liệu được nêu trong chiến lược chính sách quốc phòng và đối ngoại cho 30 năm tới, Anh sẽ gửi lực lượng vũ trang của mình ra nước ngoài thường xuyên hơn và trong thời hạn dài hơn, cũng như gia tăng ngân sách quốc phòng.
“Chúng ta sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của mình để ngăn chặn những mối đe dọa từ các nước thông qua hiện diện thường xuyên ở nước ngoài. Anh sẽ tăng cường cơ số quân bố trí ở bên ngoài biên giới, trong thời hạn dài hơn và thường xuyên hơn để tham gia những chiến dịch chung cũng như các cuộc tập trận với các đồng minh”, tài liệu cho biết.
Đồng thời, trong chiến lược ghi nhận sự gia tăng đáng kể về ngân sách quốc phòng, thậm chí là lớn nhất từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trong vòng 4 năm tới, Chính phủ Anh sẽ cấp thêm 16,5 tỉ bảng Anh cho quốc phòng và vũ khí, bên cạnh các khoản phân bổ và điều chỉnh lạm phát đã lên kế hoạch từ trước.
Trước đó, theo Guardian, chính quyền Anh muốn gia tăng đáng kể số lượng đầu đạn hạt nhân hiện có trong trang bị của đất nước.
Cụ thể, trong Tổng quan toàn diện về các vấn đề chính sách An ninh, Quốc phòng và Đối ngoại của Vương quốc Anh, công bố vào ngày 16/3. Theo dữ liệu, tài liệu dài 100 trang này nói về mức tăng 40% số lượng đầu đạn sử dụng trong tên lửa Trident II trên tàu ngầm Anh từ 180 lên 260. Tổng cộng, dự kiến phân bổ khoảng 10 tỉ bảng Anh cho những mục đích này.
Những biện pháp như vậy sẽ tạo điều kiện để Vương quốc Anh “củng cố vị thế của một cường quốc hạt nhân và là đồng minh đáng tin cậy của Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng”.
Tính đến thời điểm hiện nay, theo Guardian, Anh thua kém hàng loạt nước khác về số lượng đầu đạn hạt nhân, Nga (khoảng 4,3 nghìn), Mỹ (khoảng 3,8 nghìn) và Trung Quốc (khoảng 320). Do đó lần đầu tiên sau gần 30 năm Vương quốc Anh sẽ chuyển từ nhất quán giải trừ quân bị sang mở rộng tiềm lực quân sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo