Quốc tế

Ukraine hối tiếc vì đã từ bỏ vũ khí hạt nhân

Cựu thư ký Hội đồng Quốc phòng - An ninh của Ukraine (NSDC), ông Alexander Turchinov vừa có một bài trả lời phỏng vấn đáng chú ý.

Ukraine chuyển ồ ạt pháo 152-mm tới Donbass / Thêm ba đội với gần 200 xe tăng Ukraine đã được triển khai tới Donbass

"Vào đầu năm 2014, Lực lượng vũ trang Ukraine đã không thể bảo vệ đất nước của mình, khi mà tình hình kinh tế lúc đó vô cùng khó khăn, dẫn đến việc để mất bán đảo Crimea".

Ý kiến ​​này được phát trên "Kênh 24" của Ukraine - ông Alexander Turchinov, cựu Thư ký NSDC thừa nhận rằng "Quân đội Ukraine vào thời điểm đầu năm 2014 hầu như không có khả năng bảo vệ tổ quốc".

Ông Turchynov lưu ý rằng vào thời điểm đó ngân sách nhà nước Ukraine chỉ có 100 nghìn Hryvnias (tương đương 270 nghìn Ruble), tức là nước này hoàn toàn không có kinh phí để tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào nhằm ngăn chặn "sự xâm lược của Nga".

Cựu diễn giả của Quốc hội Ukraine và cũng là Cựu thư ký của NSDC còn nói thêm rằng nếu Ukraine không từ bỏ vũ khí hạt nhân chiến lược vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Crimea sẽ vẫn nằm trong thành phần của họ và không thể bị Liên bang Nga sáp nhập.

"Nếu chúng tôi không từ bỏ vũ khí hạt nhân, Crimea sẽ ở lại với chúng tôi", ông Turchynov tin chắc.

Ukraine hoi tiec vi da tu bo vu khi hat nhan
Cựu thư ký Hội đồng Quốc phòng - An ninh của Ukraine, ông Alexander Turchinov

Báo chí Nga cho rằng Cựu thư ký NSDC của Ukraine - người vào thời điểm đó cũng đã hoàn thành các chức năng của mình vào việc phát động cuộc chiến ở Donbass chống lại chính người dân của mình, ông ta đang cố gắng biện minh cho sự kém cỏi và của lực lượng vũ trang với lý do đất nước nghèo đói và những nguyên nhân khác ngoài tầm kiểm soát của anh ta.

Cần nhớ lại rằng chính ông Turchinov đã từng ra lệnh về việc bắt đầu tiến hành cuộc nội chiến ở phía Đông đất nước. Hàng không quân sự Ukraine ném bom các thành phố tại Donbass, lực lượng mặt đất sử dụng pháo cỡ lớn.

Ngày nay, Kiev thể hiện rõ mong muốn nối lại các hành động thù địch này, bằng chứng là nhiều tuyên bố tương tự của các quan chức Ukraine trong thời gian gần đây, cũng như hành động trên thực địa.

Một vấn đề nữa khiến giới chức Nga quan tâm là liệu Ukraine có thể chế tạo trở lại vũ khí hạt nhân, khi nhiều lần các nhà lãnh đạo quốc gia đã để ngỏ khả năng nói trên.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm