Quốc tế

Chuyên gia Mỹ cảnh báo khẩu pháo 'sát thủ thành phố' của Nga rất nguy hiểm

Là vũ khí quan trọng trực tiếp hỗ trợ hỏa lực trong chiến đấu, trong cả hai phiên bản pháo kéo và pháo tự hành MSTA đều rất nguy hiểm.

Clip: Khám phá uy lực của “nhện độc” YF-23 Mỹ / Clip: Những điểm đặc biệt của máy bay huấn luyện L-39NG

MSTA-B là lựu pháo kéo có biệt danh "sát thủ thành phố" vì sức tấn công mạnh mẽ và uy lực từ loại đạn mà nó bắn ra. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã đưa vào chiến trường nhiều vũ khí hiện đại và tái trang bị cả những vũ khí có từ thời Liên Xô để tham chiến. MSTA-B cũng không ngoại lệ, nó được xem là lựu pháo phổ biến nhất của binh lính Nga.

Maya Carlin - biên tập viên cấp cao tại cổng thông tin chính trị trực tuyến 19FortyFive của Mỹ, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với khả năng của MSTA-B, Thông qua các tư liệu từ chiến trường, Maya Carlin khẳng định rằng “pháo cơ động MSTA-B là một vũ khí thực sự tuyệt vời”.

Lựu pháo MSTA

MSTA-B là tên gọi của phiên bản lựu pháo kéo, còn MSTA-S là phiên bản lựu pháo tự hành. Trên thực tế, cả hai phiên bản trên đều sử dụng pháo 152mm và chúng đều được đánh giá cao.

Kết cấu của MSTA-B có chất lượng cao và rất bền, lựu pháo này có thể được xe tải kéo trên chiến trường với tốc độ 80 km/h mà không gặp bất kỳ hư hỏng nào và có thể chuyển vào trạng thái chiến đấu nhanh chóng.

Lựu pháo MSTA-B của quân đội Nga.

Lựu pháo MSTA-B của quân đội Nga.

Maya Carlin không phải là người đầu tiên đưa ra những nhận xét về dòng pháo MSTA. Vào giữa năm 2022, cổng thông tin trực tuyến Army Recognition của Bỉ cũng đã gọi lựu pháo tự hành MSTA-S là “cơn ác mộng đối với lực lượng vũ trang Ukraine” và là “cỗ máy giết người”.

Không phải ngẫu nhiên mà khi các binh sĩ Ukraine phá hủy thành công một trong hai biến thể của lựu pháo MSTA, họ lại nhanh chóng thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông để khoe chiến tích.

Và phía Nga cũng có hành động tương tự. Khi các đơn vị Nga phá hủy bất kỳ phiên bản nào của lựu pháo MSTA Ukraine, người phát ngôn của Bộ chỉ huy quân đội Nga cũng sẽ đề cập đến chiến thắng này trong bài bình luận của mình.

Maya Carlin đánh giá rất cao về thiết kế của cả hai phiên bản lựu pháo MSTA. Đối với MSTA-S, khẩu pháo chính 152 mm được hỗ trợ bởi hai giá đỡ bằng kim loại, đảm bảo sự ổn định của pháo trong quá trình bắn.

Đối với MSTA-B, hai bánh xe của lựu pháo được đặt ở phần cuối của súng để tạo sự cân bằng trong quá trình kéo. Tuy nhiên, thiết kế của các bánh xe này lại làm giảm sự ổn định của pháo trong quá trình khai hỏa. Tức là MSTA-B có độ giật cao hơn so với các loại lựu pháo kéo tương tự.

 

Bên cạnh đó, MSTA có thể bắn đạn pháo mang đầu đạn hạt nhân. Điều này đặc biệt đúng đối với lựu pháo kéo 2A65 MSTA-B. Một số nguồn tin cho biết trong các cuộc tập trận ở Nga, phiên bản MSTA-B thường được tập luyện mô phỏng sử dụng đạn hạt nhân để kiểm tra độ chính xác, tầm bắn và sức công phá.

Pháo tự hành MSTA-S.

Pháo tự hành MSTA-S.

Bàn về tầm bắn, điều đáng ngạc nhiên là cả hai phiên bản lựu pháo MSTA đều có tầm bắn tương tự nhau. Tầm bắn của MSTA là từ 24,7 km đến 36 km tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng.

Đạn pháo Krasnopol

 

Một số chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, lý do khiến MSTA được ví như một “cỗ máy giết người”, đó là nhờ đạn pháo Krasnopol. Tuy nhiên, một sự thật ít được biết đến là Krasnopol không được quân đội Nga sử dụng nhiều ở Ukraine.

Nhiều lí do được các chuyên gia phương Tây đưa ra từ việc không đủ hàng và quá trình sản xuất bị trì hoãn đến việc loại đạn này có thể chỉ được sử dụng trong giai đoạn thứ hai của cuộc xung đột tức là trong năm 2023.

Có một vài trường hợp đã ghi nhận việc MSTA-S và MSTA-B sử dụng đạn Krasnopol trên chiến trường Ukraine. Vào tháng 6/2022, một đoàn xe tăng Ukraine đang chuẩn bị cho các hành động phản công gần tiền tuyến. Tuy nhiên, tất cả các xe tăng đều bị “thiêu rụi” trong thời gian ngắn bởi những viên đạn Krasnopol của Nga được nhắm mục tiêu chính xác, với sự hỗ trợ từ trên không bằng máy bay không người lái.

Mô hình đạn pháo Krasnopol.

Mô hình đạn pháo Krasnopol.

 

Krasnopol là một hệ thống vũ khí pháo dẫn đường bằng laser bán tự động, được phóng bằng pháo cỡ nòng 152/155 mm của Liên Xô. Nó tự động tìm mục tiêu tại một điểm được chiếu sáng bởi thiết bị chỉ định laser, thường được vận hành bởi máy bay không người lái hoặc thiết bị quan sát pháo binh trên mặt đất.

Đạn Krasnopol được bắn chủ yếu từ các loại pháo tự hành của Liên Xô như 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta-S và nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất như xe tăng, các công trình kiên cố hoặc các mục tiêu quan trọng khác mà người quan sát có thể nhìn thấy.

Krasnopol có thể được sử dụng để chống lại cả mục tiêu đứng yên và mục tiêu đang di chuyển (với điều kiện là những mục tiêu này vẫn nằm trong tầm nhìn của người quan sát).

Vào cuối năm 2022, trong triển lãm ADEX ở Azerbaijan, công ty Nga Rosoboronexport đã trưng bày mô hình phiên bản MSTA dành cho xuất khẩu. Công ty Nga xác nhận rằng phiên bản xuất khẩu mới sẽ bắn đạn tiêu chuẩn NATO, tức là đạn 155 mm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm