Quốc tế

Su-35S dễ dàng qua mặt hệ thống phòng thủ mới nhất của B-52H?

Dù được trang bị radar mới nhất và những tên lửa hiện đại nhất, nhưng những chiếc B-52 vẫn là mục tiêu dễ dàng trước Su-35S của Nga.

Clip: Khám phá uy lực của “nhện độc” YF-23 Mỹ / Clip: Những điểm đặc biệt của máy bay huấn luyện L-39NG

Theo các ấn phẩm trên truyền thông Nga, trích dẫn từ bình luận của các nhà phân tích địa phương, máy bay chiến đấu Su-35S Flanker-M của Nga có thể chống lại hệ thống phòng thủ mới nhất trên máy bay ném bom B-52H của Mỹ. Đó là khả năng mang và sử dụng tên lửa AIM-120D hoặc AIM-260, mới được bổ sung cho những chiếc “pháo đài bay” này.

Cả hai tên lửa của Mỹ đều là vũ khí có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn và truyền thông Nga tuyên bố Su-35S có thể đối phó với các tên lửa này. Điều này có được là nhờ tầm bắn lớn hơn của tên lửa không đối không Nga, giúp Su-35S nằm ngoài tầm ngắm của tên lửa Mỹ nhưng vẫn có thể bắn hạ máy bay đối phương.

Cách đối phó của Su-35S

Từ những lời giải thích của truyền thông Nga, có thể thấy rằng các biện pháp đối phó với B-52 của Su-35S không phải là khả năng tác chiến điện tử hay việc sử dụng mồi nhử của nó, mà chủ yếu là do tầm bắn của tên lửa không đối không được trang bị trên máy bay. Thực tế là tên lửa AIM-120D có tầm bắn khoảng 160 km, trong khi AIM-260 có tầm bắn nhỉnh hơn là 200 km.

Máy bay Su-35 của Nga.

Máy bay Su-35 của Nga.

Các nhà phân tích Nga đã nghĩ đến tên lửa Vympel R-37 (tên định danh của NATO là AA-13 Axehead). R-37 hiện là tên lửa có tầm bắn xa nhất trên thế giới, phạm vi tấn công của tên lửa này rất ấn tượng, lên tới 398 km. Su-35S có thể mang theo 2 tên lửa R-37 khi thực hiện nhiệm vụ, 2 tên lửa sẽ được gắn ở hai bên cánh máy bay.

Một tên lửa khác của Nga cũng có thể tấn công máy bay ném bom Mỹ từ xa và có thể trang bị trên Su-35S là Vympel NPO R-77 (tên định danh của NATO là AA-12 Adder). Có thể nói đây là loại tên lửa có khả năng tương đương với AIM-120D của Mỹ.

Tuy nhiên, tầm bắn của R-77 lớn hơn một chút so với tên lửa Mỹ và đạt gần 190 km. Tên lửa R-77 cũng có thể được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu khác của Nga và đặc biệt là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57.

Về mặt lý thuyết thì bất kỳ máy bay nào sử dụng được tên lửa có tầm bắn xa hơn hai tên lửa được trang bị trên B-52H thì đều có thể chống lại loại máy bay ném bom này. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, việc so sánh hai nền tảng chiến đấu trên không của các phương tiện truyền thông Nga là khá lạc lõng và thiếu căn cứ.

Máy bay ném bom B-52.

Máy bay ném bom B-52.

 

Sự hiện diện của B-52 ở Đông Âu

Trên thực tế, truyền thông Nga đưa ra so sánh như vậy vì sự hiện diện của các máy bay ném bom Mỹ được cử đến Đông Âu trong thời gian gần đây, để tăng cường sức mạnh cho sườn phía đông của NATO.

Máy bay ném bom B-52 đóng quân ở Litva và Estonia có nhiệm vụ theo dõi những hoạt động đang xảy ra trên vùng Baltic. Washington trước đó cho biết các máy bay ném bom B-52 hoạt động ở hai nước vùng Baltic này sẽ ở lại vô thời hạn trong khu vực.

Những chiếc B-52 cũng thường xuyên đến Ba Lan, hiện cũng có một chiếc đang đóng quân ở quốc gia này, chúng thường tham gia các cuộc tập trận trên biển Đen. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, các cuộc tập trận này đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là sau vụ máy bay không người lái MQ-9 Reaper bị Su-27 Nga “bắn hạ” vào đầu tháng 3 năm nay.

Một máy bay ném bom B-52 khác đang đóng quân ở Romania. Nó chịu trách nhiệm về biên giới phía đông nam của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và biên giới trực tiếp với Nga trên khu vực biển Đen. Máy bay ném bom này đóng quân tại căn cứ không quân của quân đội Romania ở vùng Fetesti.

 

Tên lửa AIM-120D.

Tên lửa AIM-120D.

Một lý do nữa khiến truyền thông Nga so sánh máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35S với máy bay ném bom không tàng hình B-52, là do Washington vẫn chưa có ý định cho loại máy bay này nghỉ hưu sớm mà đang tìm cách kéo dài tuổi thọ của chúng.

Sức mạnh của hệ thống radar

Trang Bulgarian Military cũng đưa tin trước đó rằng Washington có kế hoạch thay thế các radar cũ gần 60 tuổi đã lỗi thời, bằng các radar AESA hiện đại hơn nhiều.

 

Các radar mới của B-52 giúp cải thiện khả năng điều hướng và khả năng nhắm mục tiêu của máy bay ở những khu vực có nguy cơ cao hơn. B-52 hiện đang vận hành radar AN/APG-166, nó dự kiến sẽ được thay thế bằng AN/APG-79/82 AESA vốn được phát triển cho tiêm kích F-15E của Mỹ.

Radar Irbris của Su-35.

Radar Irbris của Su-35.

Radar AN/APG-79/82 AESA đã được cải tiến đáng kể so với các biến thể trước đó và được đánh giá là có độ tin cậy cao hơn 20 lần so với hệ thống APG-70.

Khi so sánh khả năng radar của Su-35 và B-52, các chuyên gia chỉ ra rằng Su-35S cũng được trang bị radar không thua kém B-52. Bộ ba radar Ibris-E trên Su-35S có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 350 km. Ibris-E có thể theo dõi tới 30 mục tiêu cùng lúc và giúp máy bay có thể tiêu diệt 8 mục tiêu đồng thời.

 

Ibris-E được phát triển dựa trên radar N011M Bars, được tích hợp trên một loại tiêm kích khác của Nga là Su-30MKI. Điều này khá thú vị vì phiên bản MKI được thiết kế đặc biệt cho Ấn Độ.

Tuy nhiên, cả hai radar Ibris-E và Bars đều là radar PESA, chúng không giống như radar AESA, những radar này sẽ cần nhiều năng lượng hơn để làm mát khi hoạt động trong chuyến bay.

Mặc dù so sánh như vậy là không phù hợp, nhưng nó là cần thiết, bởi vì đến một lúc nào đó Ukraine có thể được hỗ trợ tên lửa AIМ-120D hoặc AIM-260, những tên lửa này hoàn toàn tương thích với các điểm cứng để gắn bom dưới cánh của máy bay ném bom Su-24 Ukraine.

Tất nhiên, việc tích hợp như vậy sẽ đòi hỏi nhiều giờ làm việc và thay thế một phần hệ thống điện tử hàng không của máy bay ném bom, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy rằng, không có gì là không thể xảy ra.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm