Quốc tế

Chuyên gia Mỹ vẽ kịch bản LRHW tấn công Nga từ Anh?

Chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami vừa nêu kịch bản Mỹ phát động tấn công Nga bằng tên lửa siêu thanh tầm xa LRHW từ châu Âu.

Cuộc chiến tàu sân bay Mỹ-Trung trong mắt một chuyên gia quân sự Nga / Mỹ phát hiện vật thể giống ngư lôi hạt nhân của Nga ngoài khơi

Theo Kyle Mizokami, một khi chương trình vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) của Mỹ chính thức được đưa vào trang bị, vũ khí này sẽ cho phép Mỹ phát động tấn công Nga trong trường hợp 2 bên xảy ra xung đột.

"Nga không có cách nào để bảo vệ mình một khi bị LRHW tấn công. Bởi nếu phát động từ châu Âu, đặc biệt là từ Anh, vũ khí siêu thanh tầm xa có thể tấn công các mục tiêu ở phía đông, đến tận Moscow", chuyên gia Mỹ viết.

Chuyen gia My ve kich ban LRHW tan cong Nga tu Anh?
Tên lửa siêu thanh LRHW Mỹ.

Mizokami cho biết thêm rằng: "Dù hệ thống phòng thủ Nga vẫn được đánh giá mạnh mẽ hàng đầu hiện nay nhưng khi phải đối mặt với LRHW, chúng không giúp Moscow được an toàn hơn".

Ngay trước khi Mizokami nêu kịch bản Mỹ tấn công Nga bằng LRHW, Lục quân Mỹ đã lần đầu tiết lộ tầm bắn của vũ khí này hơn 2.775 km, vượt xa mọi vũ khí trong biên chế lực lượng này.

"Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) có thể tiến công mục tiêu ở khoảng cách trên 2.775 km", phát ngôn viên lục quân Mỹ cho biết.

Tầm bắn này vượt xa mọi vũ khí trong biên chế lục quân Mỹ hiện nay, trong đó tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn xa nhất là ATACMS chỉ có thể đánh trúng đích ở khoảng cách 300 km.

Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức không quân Mỹ chỉ trích dự án tên lửa siêu vượt âm của lục quân, cho rằng nó không có nhiều tác dụng thực tế, đặc biệt là tại khu vực Thái Bình Dương.

 

Với tầm bắn trên 2.775 km cho phép bệ phóng LRHW đặt tại đảo Guam có thể bắn tới nhiều mục tiêu của đối thủ trong khu vực dù các nước đồng minh châu Á không cho phép Mỹ đặt LRHW trên lãnh thổ của mình.

Tên lửa LRHW hoàn chỉnh gồm tên lửa đẩy cỡ lớn mang đầu đạn là phương tiện lướt siêu vượt âm không có động cơ. Tên lửa đẩy sẽ giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao cần thiết, sau đó phương tiện lướt sẽ bổ nhào về phía mục tiêu với tốc độ siêu vượt âm, gấp hơn 5 lần âm thanh.

Dự án này được giữ bí mật trong quá trình phát triển, lần duy nhất nó được đề cập là trong tài liệu ngân sách do Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 2/2020. Theo đó, LRHW đã hoàn tất thử nghiệm kết cấu khí động học và trải qua một đợt bay thử trước khi chuyển cho lục quân Mỹ để tiếp tục đánh giá.

Tướng Timothy Ray, chỉ huy Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu thuộc không quân Mỹ, hồi tháng 4 nói Lầu Năm Góc đang phí tiền khi đầu tư dự án tên lửa siêu vượt âm cho lục quân.

Ông cho rằng loại vũ khí này không hấp dẫn với khách hàng nước ngoài tại châu Âu và châu Á, trong khi năng lực tiến công tầm trung của Mỹ có thể được đảm bảo bởi lực lượng oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa hành trình.

 

Trong khi đó, Tư lệnh lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết quân chủng này đã đầu tư 1,3 tỷ USD vào dự án Hệ thống Vũ khí Chính xác Tầm xa (LRPF) và đang đề xuất quốc hội Mỹ duyệt thêm 1,7 tỷ USD cho năm nay, trong đó 800 triệu USD sẽ dành phát triển khẩu đội tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất.

Lục quân Mỹ dự kiến sẽ bỏ ra 10 tỷ USD trong 10 năm tới cho LRPF và một số tiền cực lớn dành cho LRHW.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm