Chuyên gia Nga lý giải vì sao S-300 Syria không thể hạ nổi một máy bay Israel
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Syria lại im lặng khi tiêm kích Israel tiếp tục đánh phá mục tiêu ngay sát Thủ đô Damascus, rõ ràng cần một lời giải thích từ phía Nga trước hiệu suất kém cỏi của vũ khí từng nhận rất nhiều kỳ vọng này.
F-16 Israel đánh lừa được S-300 Syria lại đụng phải Su-35 Nga / Israel lại đặt bẫy như vụ Syria bắn hạ máy bay Nga?
Từ khi Nga cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 cho Syria vào năm 2018, lãnh thổ quốc gia Arab này vẫn bị không quân Israel đánh phá liên tục.
Thiệt hại vật chất cũng như nhân sự của Syria và Iran sau những cuộc không kích của Israel là rất lớn, trong khi Tel Aviv hầu như chẳng phải hứng chịu bất cứ tổn thất nào.
Trong vụ oanh kích gần đây nhất diễn ra vào hôm 6/2/2020, 4 máy bay chiến đấu F-16 của Israel theo báo cáo đã "san phẳng" một kho đạn ngay gần sân bay quốc tế Damacus.
Tham chiến trong trận đánh trên vẫn là những tổ hợp Buk-M2E, Pechora-2M, Pantsir-S1 và S-200 Angara lạc hậu, còn S-300 hiện đại hoàn toàn vắng bóng, nguyên nhân là do đâu?
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia người Australia, ông Richard Frank tuyên bố rằng quân đội Israel đã học được cách vượt qua các hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo.
Nhưng giới chuyên gia Nga lại cho rằng tuyên bố này hoàn toàn không đúng sự thật, và chỉ nhằm mục đích thuyết phục công chúng phương Tây về chất lượng thấp của vũ khí Nga.
Các nhà phân tích Nga lưu ý rằng không quân Israel thường tránh xâm nhập không phận Syria. Họ thường thực hiện chiến thuật phóng tên lửa từ trên bầu trời Lebanon, do đó Damascus đã bị trói tay.
Nếu phòng không Syria bắn vào máy bay Israel trên bầu trời Lebanon khi chúng chưa đi vào không phận Syria, Damascus sẽ bị lên án như một kẻ xâm lược, đó là điều mà họ cần tránh, ít nhất trong tình hình chính trị hiện nay.
Ngoài ra, yếu tố địa hình cũng đóng một vai trò quan trọng. Máy bay của Israel tấn công vào lãnh thổ Syria thường từ thung lũng Bekaa đượccác ngọn núi bao phủ từ mọi phía
Tiêm kích Israel thường bất ngờ xuất hiện từ phía sau các dãy núi và nhanh chóng ẩn nấp sau khi đã phóng tên lửa để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Syria.
Báo chi Israel thậm chí còn chế giễu phòng không Syria rằng: "Các phi công IDF đã uống cà phê tại căn cứ không quân, trong khi trắc thủ Syria vẫn đang tìm kiếm mục tiêu trên bầu trời"
Một nhận định khác đã được nêu ra trên các phương tiện truyền thông đó là trình độ của quân nhân Syria không đủ để vận hành một hệ thống tên lửa phòng không phức tạp như S-300.
Mặc dù đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi Nga bàn giao hệ thống S-300 cho Damascus, nhưng chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy binh lính Syria đã thực sự làm chủ tổ hợp vũ khí này.
Chuyên gia quân sự Nga còn chỉ ra rằng S-300 không thể thành công khi bị triển khai ở vùng núi, điều này tạo ra những trở ngại đáng kể cho hoạt động hiệu quả của chúng.
Do cách bố trí này, máy bay tác chiến điện tử của Israel đã có thể bay tới gần các hệ thống phòng không Syria và can thiệp, sau đó tiêm kích của họ mới tấn công các mục tiêu trên đất Syria.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các tổ hợp phòng không của Nga chống lại máy bay chiến đấu Israel không chỉ là đơn thuần là vấn đề quân sự và kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị, khi hai bên vẫn tránh gây tổn tương cho lực lượng vũ trang của nhau.
Với những phân tích trên của các chuyên gia quân sự Nga, có thể hiểu phần nào tại sao tổ hợp phòng không S-300 của Syria cho tới lúc này vẫn chưa hạ được bất cứ một chiến đấu cơ nào của Israel.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo