Quốc tế

Chuyên gia Nga: 'Pháo 130mm không xuyên thủng được Armata'

Giới chuyên gia Nga cho rằng, dù sức mạnh của khẩu pháo 130mm là không thể phủ nhận nhưng chưa chắc chúng đã là khắc tinh của xe tăng Armata.

S-400 Nga đánh chặn F-35 của Anh gần Syria / Nga phát triển hệ thống chống UAV với năng lực đáng kinh ngạc

Theo RIA Novosti, Tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall đã công bố video thử nghiệm chiếc xe tăng được hiện đại hóa với pháo tăng 130mm. Cỡ nòng không tiêu chuẩn, khả năng xuyên giáp cao, nạp đạn tự động ... Chuyên gia của Đức cho biết, pháo tăng 130mm có thể tự tin tiêu diệt xe tăng T-14 Armata của Nga.

Vậy khẩu trọng pháo mới của tăng phương Tây có đủ sức xuyên thủng được tăng Armata Nga?

Chuyen gia Nga: Phao 130mm khong xuyen thung duoc Armata
Tăng Armata.

Hãng Rheinmetall không giấu giếm rằng, loại pháo tăng mới là phản ứng trước sự xuất hiện của xe bọc thép Nga trên nền tảng Armata. Có ý kiến cho rằng, pháo tăng 120mm hiện có trong lực lượng xe tăng của các nước NATO không thể chống lại Armata một cách hiệu quả.

Các nhà sản xuất vũ khí của Đức đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cỡ nòng và tạo ra nhiều loại đạn mạnh hơn.

Lần đầu tiên, pháo tăng mới đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng an ninh Eurosatory 2016 ở Paris. Các cuộc thử nghiệm thực địa của nguyên mẫu pháo tăng L51 (pháo tăng có tỷ lệ đường kính nòng/chiều dài tổng thể gấp 51 lần) đã bắt đầu vào năm 2019.

Theo nhà phát triển, các cuộc thử nghiệm đã xác nhận tất cả các tính năng của pháo tăng mới. Pháo 130mm có được vận tốc ban đầu của đạn và khả năng xuyên giáp cao hơn.

Một loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng với lõi vonfram cải tiến đã được phát triển đặc biệt cho pháo tăng này. Theo yêu cầu của khách hàng, xe tăng với loại pháo này có thể được trang bị bộ nạp đạn tự động.

 

Được biết, pháo tăng mới 130mm sẽ được trang bị cho xe tăng Leopard-2 của Đức và xe tăng MGCS đầy hứa hẹn của Pháp và Đức. Ngoài ra, Rheinmetall có kế hoạch cung cấp pháo 130mm như một vũ khí tiềm năng cho xe chiến đấu thế hệ tiếp theo của quân đội Mỹ (Next Generation Combat Vehicle – NGCV).

Với những thông tin cho thấy, sức mạnh của khẩu 130mm là rất đáng sợ. Nhưng theo giới chuyên gia Nga, bất chấp những tuyên bố của Rheinmetall, chưa chắc là loại vũ khí mới này là một phương tiện chiến đấu khắc tinh của xe tăng Armata.

Tất nhiên, khó có thể tạo ra loại xe tăng tuyệt đối bất khả xâm phạm, nhưng, ngày nay T-14 là phương tiện chiến đấu tốt nhất trên thế giới về khả năng bảo vệ, có nhiều cơ chế phòng thủ. Cơ chế phòng thủ đầu tiên là hệ thống phòng thủ chủ động Afganit để đánh chặn đạn chống tăng từ xa trước khi chúng lao vào xe tăng.

Afganit tự động áp dụng một số hệ thống cùng một lúc. Tên lửa chống tăng điều khiển bằng sóng vô tuyến bị gây nhiễu bởi thiết bị tác chiến điện tử. Màn khói chứa các hạt che chắn phần lớn các dải bước sóng khiến việc bắn trúng xe tăng bằng tên lửa hồng ngoại rất khó.

Ở cự ly gần, xe tăng sử dụng súng cối đặc biệt bắn ra loại đạn phân mảnh để tiêu diệt tên lửa. Các khẩu súng cối này bảo vệ T-14 khỏi các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng và ít nhất có thể làm cho đạn bị lệch hướng.

 

Cơ chế phòng thủ thứ hai là lớp giáp chống nổ (ERA) Malakhit nhằm đối phó các loại đạn phá giáp. Các thùng chứa chất nổ treo trên xe tăng, khi tiếp xúc với đạn chống tăng gây vụ nổ hướng tới đối phương.

Cơ chế phòng thủ thứ ba là vỏ giáp. Các nhà phát triển xe tăng khẳng định rằng, ngay cả các loại vũ khí có cỡ nòng lên tới 150mm (gồm cả TOW và Javelin của Mỹ, Spike của Israel), cũng như từ bất kỳ súng phóng lựu chống tăng vác vai nào cũng không thể xuyên thủng vỏ giáp của T-14 được kết hợp giữa thép độ bền cao và vật liệu tổng hợp.

Ngoài ra, vỏ giáp của T-14 Armata đủ sức chịu đựng sức công phá của đạn pháo 120 mm bắn thẳng vào mặt trước.

Cuối cùng, cấu trúc thiết kế của T-14 làm tăng khả năng sống sót của nó. Khoang đông cơ, kho đạn và thùng nhiên liệu được cách ly bằng vách ngăn bọc thép. Tháp pháo hoàn toàn không có người bên có lớp vỏ đặc biệt giúp bảo vệ các thiết bị điện tử tinh vi khỏi đạn và mảnh vỡ.

Theo nhà phát triển, kho đạn nằm ở phía sau tháp pháo. Ngay cả khi nó phát nổ, năng lượng chính của vụ nổ sẽ phát ra thông qua các tấm thép đặc biệt để kích nổ các đầu đạn. Nhờ đó chiếc xe tăng sẽ không chịu thiệt hại nặng, có thể được đưa ra ngoài chiến đấu và sau đó sửa chữa.

 

Điều đặc biêt theo nguồn tin quân sự Nga, tùy tình hình thực tế, những khẩu pháo 152mm uy lực Nga có sẵn, có thể được lắp trên một số xe tăng T-14 bất kỳ lúc nào. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, quân đội Nga sẽ nhận được 132 phương tiện chiến đấu trên nền tảng Armata.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm