Quốc tế

Không cần ‘vòm sắt’, Hàn Quốc vẫn có cách khắc chế dàn pháo phản lực Triều Tiên

Triều Tiên được cho là đã dàn trận với hàng nghìn quả đạn pháo phản lực hướng về phía Hàn Quốc. Trong thời chiến, chúng có thể tạo ra sức công phá lớn đối với quân đội Hàn Quốc — và thậm chí cả thủ đô Seoul với hàng triệu cư dân.

Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình KF-X của Hàn Quốc chuẩn bị ra mắt / Hàn Quốc giảm yếu tố nước ngoài trong xe tăng K2 Black Panther

Pháo phản lực Triều Tiên.

Pháo phản lực Triều Tiên.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Chính phủ Hàn Quốc muốn phát triển một hệ thống tên lửa có thể bắn hạ tên lửa đang bay tới. Nhưng Seoul còn một cách khác đơn giản hơn. Cụ thể là tấn công chính các dàn pháo Triều Tiên.

Hàn Quốc đã công bố kế hoạch quốc phòng 5 năm mới trị giá 250 tỷ USD, trong đó có ý định phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa có khái niệm tương tự như Iron Dome (vòm sắt) của Israel. Kế hoạch này cũng bao gồm việc đóng tàu sân bay đầu tiên của Seoul.

Iron Dome kết hợp radar với bệ phóng tên lửa nhỏ, bắn nhanh. Mỗi hệ thống Iron Dome - Israel có hơn 10 khẩu đội loại này - về lý thuyết có thể bảo vệ một khu vực rộng 160km2 trước tên lửa và đạn pháo bắn tới.

Theo Forbes, nhu cầu của Hàn Quốc có vẻ là rõ ràng. Quân đội Triều Tiên đã triển khai khoảng 13.000 khẩu pháo dọc theo khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên. Nhiều dàn pháp trong số này nhằm vào Seoul, chỉ cách biên giới Hàn- Triều khoảng 50km.

 

“Một mối đe dọa nghiêm trọng đối với 25 triệu công dân Hàn Quốc và khoảng 150.000 công dân Mỹ sống trong Vùng đô thị Seoul mở rộng gây ra bởi pháo tầm xa.” Tướng quân đội Mỹ Vincent Brooks, khi đó là người đứng đầu Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, nói với một ủy ban Thượng viện Mỹ vào tháng 3 năm 2018.

Tướng Brooks cảnh báo: “Triều Tiên đã triển khai ít nhất ba hệ thống pháo có khả năng tấn công các mục tiêu trong Khu vực thủ đô Seoul mở rộng”.

Pháo Koksan 170 mm là loại chiếm đa số. Chúng có tầm bắn 60km. Triều Tiên được cho là cũng triển khai các dàn phóng rocket gắn trên xe tải, phóng đạn rocket 240 mm đi xa 60km.

Pháo phản lực KN-09 300 mm là hệ thống mới nhất, được thử nghiệm từ năm 2013. Một cuộc thử nghiệm hồi tháng 5 năm 2019 trước sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự đã làm dấy lên báo động trên khắp khu phi quân sự (DMZ).

Đạn nhiên liệu rắn KN-09 được cho là có thể tấn công các mục tiêu xa 200km. Tên lửa có chỗ tích hợp bộ phận dẫn đường quán tính với thiết bị định vị vệ tinh để điều chỉnh đường bay.

 

"Ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, Triều Tiên vẫn có khả năng gây ra mức độ bạo lực tàn khốc đối với một phần đáng kể dân số Hàn Quốc qua hệ thống pháo binh", tổ chức nghiên cứu RAND ở California giải thích trong báo cáo tháng 1 năm 2019 .

Hàn Quốc rõ ràng hy vọng hệ thống kiểu Iron Dome có thể bảo vệ chống lại các quả đạn KN-09. Nhưng đừng mong đợi một hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động tốt trên Bán đảo Triều Tiên như ở Trung Đông.

“Bối cảnh mối đe dọa đối với Iron Dome khá khác biệt”, Ankit Panda, một thành viên cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Carnegie Endowment ở Washington, D.C. viết trên Twitter. “Israel phải luyện tập chống lại các vụ phóng rocket dai dẳng. Trên Bán đảo Triều Tiên, các đợt phóng rocket quy mô lớn từ Triều Tiên có thể sẽ kéo theo một cuộc xung đột lớn hơn”.

Nói cách khác, trong một cuộc chiến toàn diện — kịch bản duy nhất mà Bình Nhưỡng có khả năng phóng tên lửa về phía Seoul — các lực lượng Hàn Quốc sẽ không thể ngồi yên như các lực lượng Israel. Người Hàn Quốc có thể tấn công pháo binh của Triều Tiên từ trên không hoặc trấn áp bằng các đợt nã pháo phản công.

Vì lý do đó, phòng thủ tên lửa chưa hẳn đã là một khoản đầu tư tốt cho Hàn Quốc. “Mối quan tâm hàng đầu của tôi là về hiệu quả chi phí,” ông Panda nói. “Triều Tiên có thể tiếp tục sản xuất các đơn vị pháo tên lửa tầm xa bổ sung với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ chi phí một hệ thống đánh chặn kiểu Vòm Sắt trong tương lai của Hàn Quốc”.

 

Sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn khi Hàn Quốc cải thiện khả năng tìm và phá hủy các bệ phóng rocket, thay vì đánh chặn các viên đạn đã được phóng đi. “Với những hạn chế về nguồn lực,” ông Panda nói, “Seoul nên tự hỏi xem có cách nào tốt hơn để chi tiêu số tiền của mình, chẳng hạn như đầu tư nhiều hơn vào việc tăng cường giám sát và tấn công chính xác”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm