Chuyên gia quân sự Mỹ vạch nhược điểm của ‘dao găm Kinzhal’ và tên lửa siêu thanh nói chung
Cận cảnh xe tăng Nga T-80BVM nã pháo vào đơn vị trinh sát Ukraine / Nga sắp thử nghiệm tàu chiến 'nguy hiểm nhất trong lực lượng vũ trang'
Cuộc đối đầu giữa tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) do Nga chế tạo và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ vẫn thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia quân sự quốc tế.
Nhà phân tích David Wright đến từ Viện Công nghệ Massachusetts tin rằng "Dao găm" nói riêng và vũ khí siêu thanh tầm trung nói chung còn lâu mới đạt đến độ chín về công nghệ và không nên được ưu tiên.
Trong những phản ánh của mình đăng trên tờ Defense News, ông Wright nhận xét là những tuyên bố của chính quyền Kyiv về việc đánh chặn thành công tên lửa Kinzhal với sự trợ giúp của hệ thống phòng không Patriot do Mỹ cung cấp "đáng tin cậy".
Về mặt kỹ thuật, nhà phân tích đã nói về lỗ hổng tồn tại trên tên lửa siêu thanh tầm trung, do sự dao động trong tốc độ bay của chúng tại từng giai đoạn hành trình cụ thể.
"Tốc độ tối đa của 'Dao găm' xấp xỉ Mach 10, nhưng thông số này giảm mạnh khi quả tên lửa bắt đầu đi qua bầu khí quyển dày đặc để bắn trúng mục tiêu dưới mặt đất".
"Theo ước tính của tôi, tên lửa Kinzhal bị giảm tốc độ nghiêm trọng trong quá trình bổ nhào, khiến các phiên bản hiện đại của hệ thống phòng không Patriot như PAC-3 có thể đánh chặn nó", vị chuyên gia khẳng định.
Đồng thời, nhà phân tích người Mỹ đề cập đến một số loại "mô hình kỹ thuật", cho thấy tên lửa siêu thanh ARRW cho Không quân và CPS cho Hải quân đang được phát triển ở Mỹ "có thể dễ bị tên lửa phòng không đánh chặn" .
Theo ông Wright, các tính toán cho thấy tốc độ giảm do lực cản không khí trong giai đoạn bay lượn, đặc biệt nếu tên lửa cơ động đáng kể và sẽ giảm nhiều hơn khi chúng "chìm" vào bầu khí quyển dày đặc trên đường tấn công mục tiêu dưới mặt đất.
Theo ông Wright, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng cách tăng tốc độ bay ban đầu của vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc thân tên lửa nóng lên dữ dội hơn.
"Đây là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển các loại vũ khí như vậy. Ngoài ra việc tăng tốc độ sẽ ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của sản phẩm, tạo ra nhiều bất tiện khi sử dụng".
Vị chuyên gia tin rằng việc lắp đặt một hệ thống đẩy, chẳng hạn như động cơ phản lực, có thể giúp vũ khí duy trì tốc độ cần thiết trong giai đoạn ban đầu của chuyến bay.
Nhưng loại động cơ này dường như không đủ mạnh để chống lại lực cản không khí tăng theo cấp số nhân xảy ra trong giai đoạn bổ nhào, tức là chúng sẽ không thể bù đắp cho sự sụt giảm tốc độ và theo đó, làm tăng nguy cơ bị đánh chặn.
Theo nhà phân tích, vấn đề này là điển hình đối với bất kỳ loại vũ khí siêu thanh nào, cho dù nó có nguồn gốc từ Mỹ (chưa tồn tại) hay của Nga và Trung Quốc (ví dụ Zircon hoặc DF-ZF).
Về vấn đề này, ông Wright tin rằng so với tên lửa đạn đạo tầm trung, các hệ thống vũ khí siêu thanh không mang bất kỳ đột phá công nghệ nào, và cũng dễ bị tấn công bởi các tên lửa phòng không tiên tiến.
"Kinh nghiệm của Ukraine đối với Kinzhal có thể là hồi chuông cảnh tỉnh cho Nga, điều mà Mỹ cũng nên tính đến. Cần phải so sánh rõ ràng tiềm năng thực sự của tên lửa siêu thanh với kinh phí được phân bổ cho việc tạo ra chúng", vị chuyên gia kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo