Quốc tế

Chuyên gia tiết lộ lý do "bất ngờ" khiến Mỹ dừng phát triển vũ khí siêu âm

Theo Sputnik, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị - Quân sự thuộc trường Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) Alexey Podberezkin tiết lộ lý do tại sao không quân Mỹ lại dừng một trong những chương trình chế tạo vũ khí siêu âm.

Quân đội Syria công bố video phản công đẩy lùi phiến quân tại Idlib / 20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó

Tháng 8/2019, tại hội thao quân sự quốc tế Army Games, Nga đã phô diễn sức mạnh tên lửa siêu thanh “bất khả chiến bại” Kinzhal, hiện đang thử nghiệm trong Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Trong quá trình thử nghiệm này, tên lửa Kinzhal sau khi khai hỏa động cơ nhiên liệu rắn đã đạt tốc độ Mach 10 - tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

Trước động thái này của Nga, quân đội Mỹ đã ra tuyên bố, họ đang thực hiện phát triển đồng thời 2 chương trình phát triển vũ khí siêu âm tăng cường cho quân đội nước này, đó là vũ khí siêu âm tấn công thông thường (HCSW) và vũ khí phản ứng nhanh phóng từ máy bay (ARRW).

Lầu Năm Góc tin rằng vũ khí siêu âm của một dự án hoặc của cả hai dự án sẽ được đưa vào trực chiến lần đầu tiên vào năm 2022. Theo tài liệu của quân đội Mỹ, các thử nghiệm đầu tiên về tên lửa siêu âm đã được thực hiện thành công, vụ thử đầu tiên được tiến hành vào tháng 6/2019.

Lực lượng không quân Mỹ ra quân. Ảnh: AP.
Lực lượng không quân Mỹ ra quân. Ảnh: AP.

Mới đây, người phát ngôn Không quân Mỹ Ann Stefanek cho biết, dự án HCSW (Hypersonic Conventional Strike Weapon) - “Vũ khí siêu âm tấn công thông thường” sẽ bị đóng lại. Bà Stefanek cho biết, quyết định này không liên quan đến bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, mà là do những hạn chế về ngân sách.

Theo đó, lãnh đạo Không quân đã quyết định dành tất cả kinh phí cho chương trình ARRW (Air-Launched Rapid Response) - “Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ máy bay”, là sự phát triển hệ thống với thiết kế thiết bị bay độc đáo. Kết quả đầu tiên của dự án ARRW dự kiến được chờ đợi vào năm 2022. Tổng thống Donald Trump đề nghị Quốc hội phân bổ 3,2 tỉ USD trong năm 2021 cho việc chế tạo nguyên mẫu vũ khí siêu thanh.

Tiến sĩ khoa học lịch sử Alexey Podberezkin nhận định: “Tất nhiên, việc Hoa Kỳ đóng chương trình này vì lý do tiết kiệm. Với ngân sách 750 tỉ USD, vấn đề kinh tế có tầm quan trọng thứ ba đối với họ. Rõ ràng là họ phải cân nhắc đắn đo giữa hiệu quả và chi phí”.

“Mỹ đang phát triển vũ khí siêu âm những phiên bản khác nhau: như đầu đạn cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hay tên lửa hạm không đối đất,…. Họ chỉ đóng lại một trong những chương trình phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng vẫn giữ những dự án khác và sẽ tiếp tục phát triển”, ông Podberezkin nói.

Ông Podberezkin cho rằng Lầu Năm Góc sẽ không dễ dàng từ bỏ các chương trình này. “Vì vũ khí siêu thanh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển vũ khí và chỉ có Nga và Mỹ mới có thể thực hiện những dự án này. Chúng ta có thể nói đây là một trong những lĩnh vực chính trong tương lai. Người Mỹ sẽ không thể từ bỏ”, ông Podberezkin nhấn mạnh.

 

Tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thừa nhận Washington đang phải tìm cách đuổi kịp Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh.

Cho đến nay Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới tuyên bố sở hữu vũ khí siêu thanh. Tháng 2/2019, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm