Quốc tế

Chuyên gia Nga đáp lời Trump: Chính Mỹ ăn cắp công nghệ

Giới chuyên gia Nga đã có loạt phản ứng sau cáo buộc của Tổng thống Mỹ Trump về việc Moscow đánh cắp công nghệ vũ khí siêu thanh Mỹ.

Trung Quốc sắp bắt kịp số lượng đầu đạn hạt nhân Nga-Mỹ / Vũ khí mới của Nga là mối đe dọa đối với bộ ba hạt nhân của Mỹ?

Phản ứng của Nga

Trong tuyên bố hôm 14/2, Tổng thống Trump đã gây bất ngờ khi khẳng định Nga đã đánh cắp bí mật vũ khí vượt siêu thanh của Mỹ tời thời chính quyền Tổng thống Obama.

"Rất nhiều người không biết, và tôi cũng chỉ vừa mới biết rằng, chúng tôi có tên lửa tốc độ cao và số lượng nhiều. Chúng tôi gọi chúng là cực nhanh có nghĩa là chúng nhanh hơn tên lửa thông thường (thông thường tên lửa có tốc độ Mach 3 đến 4) 3 lần, 4 lần, 5 lần và thậm chí nhanh hơn 6 lần.

Nga cũng có một số, nhưng tôi không thể nói với các bạn cách mà người Nga có được loại tên lửa này. Nó không phải do họ phát triển mà họ đã đánh cắp công nghệ từ chúng tôi trong thời gian của chính quyền ông Obama. Điều này quá tệ, nhưng nó luôn như vậy!", ông Trump tuyên bố.

Chuyen gia Nga dap loi Trump: Chinh My an cap cong nghe
Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh.

Trong cuộc trả lời giới truyền thông ngày 15/2 về phát ngôn của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Putin cho biết: "Một số người cho rằng các hệ thống vũ khí siêu thanh của Nga đã đánh cắp công nghệ của Mỹ.

Điều này thực sự buồn cười, thực tế chứng minh rằng tên lửa Zircon của Nga đã được phát triển từ nhiều thập kỷ trước, những vũ khí siêu thanh này đã trở thành vũ khí tiên tiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước chúng ta với những kẻ thù đáng sợ".

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Viktor Baranets thuộc tạp chí Komsomolskaya Pravda và là thành viên Ủy ban xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga chứng minh rằng, nhà khoa học Viktor Kudreavtsev người Nga đã bị bắt giữ hồi tháng 7/2018 với tội danh phản quốc khi chuyển giao cho các nước thuộc NATO và Mỹ hàng loạt tài liệu bí mật.

Đặc biệt trong đó có những thông tin liên quan tới vũ khí vượt siêu âm của Nga. Trong lĩnh vực vũ khí vượt siêu âm, Moscow đã đi trước Mỹ tới 40 năm. Chuyên gia Nga cũng tin rằng, Washington từ lâu đã tìm kiếm các khả năng để đánh cắp các công trình vũ khí của Moscow.

Nga có cần đánh cắp?

 

Hồi cuối năm 2019, CNBC dẫn một nguồn tin giấu tên được cho là nắm rõ về báo cáo liên quan từ tình báo Mỹ cho biết, Nga sẽ có thể sản xuất không quá 60 tên lửa siêu thanh Avangard, bởi lí do là thiếu các vật liệu chịu nhiệt siêu hạng.

Do đó, Nga đang phải tìm kiếm nhà cung cấp sợi carbon, vì vật liệu có trong tay tại thời điểm đó không chịu được nhiệt độ cao khi bay ở tốc độ thiết kế (Mach 20). Bình luận về "thông tin tình báo đáng tin cậy của Mỹ", giới chuyên gia Nga đáp trả rằng, báo cáo về việc Nga thiếu hụt vật liệu tổng hợp để chế tạo Avangard là sự bịa đặt.

Thành viên hội đồng chuyên gia của Ủy ban Công nghiệp Quân sự Liên bang Nga là ông Viktor Murakhovsky tuyên bố, thông tin về việc thiếu vật liệu tổng hợp cho tên lửa siêu thanh Avangard là bịa đặt từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ trước, các kỹ sư Liên Xô đã chế tạo được vật liệu chịu nhiệt siêu hạng là hợp kim unobtainium (có gốc từ tiếng Anh un/obtain) mà các kỹ sư Mỹ thừa nhận là họ "không thể đạt tới".

Nga hiện nay được kế thừa công nghệ này và đang sử dụng để chế tạo các vũ khí siêu thanh. Thậm chí là ngay từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các cơ cấu khoa học của Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo và đến thập niên 90 đã phát triển thành công rất nhiều loại tên lửa siêu thanh.

 

Ví dụ như: Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia chế tạo tên lửa P750 Grom/X-80 Meteorit (Kh-80/AS-X-19 Koala), sau đó lại tiếp tục chế tạo loại tên lửa siêu thanh mang mật danh 4002. Còn Cục thiết kế chế tạo máy Raduga phát triển thành công tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90/AS-X-21).

Ngoài ra, ngay từ đầu thập niên 70, Nga còn dựa trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-200 để chế tạo thành công tên lửa Kholod. Năm 1991, tên lửa này đã thử nghiệm thành công đạt vận tốc 6000km/h, tuy nhiên dự án này đã bị hủy bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trong khi đó, cho đến tận bây giờ, Mỹ đã có hàng loạt dự án chế tạo tên lửa siêu thanh nhưng chưa có chương trình nào thành công.

Đầu tiên là kế hoạch phát triển tên lửa siêu thanh Boeing X-51A Waverider, của Không quân Mỹ, sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm Scramjet do hãng Pratt & Whitney Rocketdyne chế tạo vẫn đang trong tình trạng lúc nổ, lúc xịt.

Dự án thứ hai là hệ thống vũ khí siêu thanh AHW, một trong 4 chương trình nghiên cứu vũ khí siêu thanh của quân đội Mỹ, được triển khai trong chương trình "Tấn công nhanh toàn cầu" (PGS) của Bộ quốc phòng Mỹ.

 

Thiết bị bay AHW do Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa và vũ trụ (SMDC) Mỹ kết hợp với Bộ tư lệnh lực lượng chiến lược (ARSTRAT) nghiên cứu, chế tạo, cho đến nay vẫn chưa cho thấy tiến triển khả quan.

Chương trình thứ ba là chương trình nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị bay quốc tế HIFiRE do Phòng nghiên cứu, thực nghiệm không quân Mỹ (AFRL) hợp tác với Tổ chức khoa học công nghệ Australia (DOSTO) cũng không cho thấy tính khả thi.

Ngoài ra, Mỹ còn có chương trình phát triển thiết bị bay siêu thanh HTV-2 đầy tham vọng của hải quân Mỹ với vận tốc dự kiến là Mach 20. Tuy nhiên, chương trình phát triển HTV-2 đã thất bại thảm hại. Đến nay, cơ bản là không nghe thấy thông tin gì về việc tiếp tục thực hiện kế hoạch này.

Như vậy, với những thành tựu như hợp kim unobtainium được tạo ra vào những năm 80 của thế kỷ trước và các tên lửa siêu thanh mà các công trình sư Liên Xô đã chế tạo thành công vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, nếu Liên bang Xô viết không sụp đổ thì giờ Mỹ đã không còn gì để mà đấu với Nga.

Nga được thừa kế toàn bộ nền tảng công nghệ vũ khí siêu thanh của Liên Xô nên đã chế tạo thành công các tên lửa siêu thanh Kinzhal, Avanguard, do đó, việc Mỹ cáo buộc Nga "chôm" công ngệ siêu thanh của Mỹ thực sự là điều bị giới chuyên gia đánh giá là nực cười.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm