Quốc tế

Chuyên gia Trung Quốc 'thích thú' với tính năng mới của Su-57

Trang Sohu của Trung Quốc trích dẫn lời của một chuyên gia cho hay, Nga đã tạo ra một bước đột phá trong việc phát triển chế độ bay không người lái cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57.

Cận cảnh màn tiêm kích Nga rượt đuổi máy bay ném bom hạt nhân Mỹ / Israel tuyên bố tiêm kích Su-35 Ai Cập "không có cửa thắng" F-35I

Trước việc Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Mỹ - Nhật quyết định tiến hành tập trận chung bất chấp dịch bệnh.

Trước đó, RIA trích dẫn các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 đã đáp ứng chế độ không người lái trong các cuộc thử nghiệm.

Tiêm kích Su-57 (còn gọi là PAK FA, tên thử nghiệm là T-50) là loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên mặt đất. Máy bay bay lần đầu tiên năm 2010.

Chuyên gia của Sohu cho biết, mới đây máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ đã liên tục gặp nạn.

Theo chuyên gia của Sohu, khi máy bay chiến đấu F-22 gặp nạn thì đối thủ của Mỹ coi đây là tin tốt lành. Như vậy, Su-57 của Nga là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên có khả năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Chuyên gia Trung Quốc 'thích thú' với tính năng mới của Su-57
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga. (Ảnh: RIA)

Chuyên gia cho biết thêm, các đặc điểm quan trọng nhất của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu là khả năng điều khiển không người lái và khả năng chiến đấu của trí tuệ nhân tạo. Những phẩm chất này sẽ làm tăng tính cơ động của máy bay, vì hiện tại chiến đấu cơ bị giới hạn bởi tình trạng quá tải tối đa mà phi công có thể chịu được.

“Tất cả các máy bay chiến đấu hiện có trên thế giới có thể thực hiện các cuộc diễn tập ở khả năng chịu quá tải lên tới 9G, trong trường hợp ngược lại phi công có thể bị ngất và mất khả năng chiến đấu”, ấn phẩm nhận định.

Đồng thời, theo chuyên gia của ấn phẩm, hiện nay các thử nghiệm về công nghệ không người lái của tiêm kích Su-57 liên quan đến các hoạt động đơn giản - cất cánh, hạ cánh và bay ở chế độ bình thường, bản thân phi công ở trong buồng lái và có thể can thiệp vào quá trình điều khiển bất cứ lúc nào. Một hệ thống như vậy chỉ có thể giảm áp lực trong quá trình bay cho phi công.

Cũng theo chuyên gia này, người Mỹ cũng không quá lo lắng về sự đột phá của các nhà sản xuất máy bay Nga, nhưng các thử nghiệm thành công về chế độ bay không người lái đã đưa ra tín hiệu cho các quốc gia khác rằng phi công có thể được thay thế trong một số nhiệm vụ như cất cánh, hạ cánh hoặc tiếp nhiên liệu trên không.

“Việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong điều khiển máy bay chiến đấu đã trở thành một xu hướng lịch sử trong thời kỳ mới”, chuyên gia cho hay. Chuyên gia của ấn phẩm cũng mong muốn Trung Quốc sẽ phát triển công nghệ này trên các máy bay chiến đấu của mình.

 

Trước đó, tháng 6/2019, Bộ Quốc phòng Nga và Công ty Sukhoi đã ký hợp đồng với số tiền hơn 150 tỉ ruble, theo đó, 76 máy bay Su-57 đầu tiên sẽ được hoàn tất vào năm 2027, dự kiến trang bị cho 3 trung đoàn triển khai tại 3 khu vực chiến lược của Nga nằm ở Viễn Đông, biên giới phía tây và hướng tây nam khu vực Biển Đen.

Theo các nguồn tin, ước tính tiêm kích Su-57 có giá từ 40-45 triệu USD/ chiếc và có thể được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại, quá trình thử nghiệm máy bay đang tiếp tục, trong đó có kiểm tra chất lượng hoạt động của các hệ thống, cũng như chế độ hoạt động của động cơ giai đoạn hai. Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần tuyên bố rằng Su-57 đã được thử nghiệm thành công ở Syria.

Su-57 có chiều dài 19,8 m, sải cánh 13,95 m, cao 4,74 m, trọng lượng rỗng 18 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, tải trọng nhiên liệu 10,3 tấn, tải trọng vũ khí 8 tấn; có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2, bay siêu hành trình Mach 1,6, tầm bay cực đại tốc độ siêu âm 1.500 km và 4.500 km khi mang tối đa nhiên liệu trong - ngoài; trần bay 20 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm