Chuyên gia Ukraine đánh giá về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Mỹ xem xét cấp bom 900kg cho Israel tấn công ai? / Bí ẩn kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và điều kiện sử dụng
Các cuộc không kích qua lại giữa Nga-Ukraine đang liên tục “chiếm sóng” trong thời gian gần đây.
Một cuộc không kích bằng bom lượn của Nga đã phá hủy một cơ sở hạ tầng quy mô ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine vào hôm 22/6. Đây chỉ là một trong 2.400 quả bom lượn đã được Moscow sử dụng để tấn công Ukraine chỉ trong tháng 6, trong đó có khoảng 700 quả nhằm vào thành phố chiến lược Kharkov, theo tuyên bố của Tổng thống Zelensky. Bom lượn giá rẻ từ thời Liên Xô được cải tiến xuất hiện ngày càng thường xuyên trong các cuộc tấn công của Nga, bởi chúng được phóng từ khoảng cách xa nên gây ít rủi ro hơn cho lực lượng Moscow.
Quân đội Nga vẫn duy trì cường độ pháo kích cao về hướng Chasov Yar cũng như xung quanh Avdiivka sau khi những bước tiến tại Kharkov đang chậm lại. Nhưng điều này không có nghĩa là Moscow từ bỏ Kharkov. Khả năng tăng cường quân lực tại Kharkov trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào việc liệu bộ chỉ huy Nga có xác định những tuần tới là thời điểm thuận lợi cho cuộc tấn công vào các khu vực này hay không, trước khi quân đội Ukraine tái triển khai lực lượng dự bị trở lại khu vực Donetsk.
Binh sĩ Ukraine sử dụng pháo tự hành Caesar bắn về phía quân Nga hôm 31/5. Ảnh: Reuters
Để đáp trả, Ukraine hôm 23/6 đã đáp trả bằng cách khai hỏa 5 tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ, mở cuộc tấn công vào thành phố Sevastopol – hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga. 4 tên lửa trong số đó đã bị hệ thống phòng không của Moscow bắn hạ, trong khi đầu đạn của tên lửa thứ 5 phát nổ giữa không trung.
Thống đốc Alexander Bogomaz cho biết, quân đội Nga đã thành công bắn hạ ít nhất 30 máy bay không người lái (UAV) tại khu vực Bryansk nằm ở phía tây nước Nga nằm sát biên giới Ukraine. Trong khi đó, thị trấn Graivoron thuộc vùng Belgorod và khu vực Smolensk cũng trở thành mục tiêu không kích của lực lượng Kiev.
Ngoài ra, hải quân Ukaine đưa tin trên Telegram, lực lượng nước này cũng phá hủy các điểm phóng UAV và cơ sở huấn luyện ở khu vực Krasnodar nằm ở phía nam nước Nga.
Khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với UkraineGiữa lúc các cuộc giao tranh liên tục nổ ra trong thời gian gần đây, vũ khí hạt nhân lại một lần nữa xuất hiện trong tuyên bố mới nhất của người đứng đầu Điện Kremlin, đặc biệt khi các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga có sử dụng đến vũ khí phương Tây.
Ngày 21/6, trong bài phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp Đại học quân sự, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán an ninh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời khẳng định ý định của Moscow trong việc tăng cường kho vũ khí hạt nhân quốc gia.
Đồng thời, Tổng thống Nga cũng nhắc đến khả năng "hạ thấp ngưỡng" sử dụng vũ khí hạt nhân trong học thuyết hạt nhân của Nga. Theo học thuyết hạt nhân hiện tại của Nga, vũ khí hạt nhân chỉ có thể được sử dụng nếu Nga bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nếu nước này phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ chiến tranh thông thường. Cả hai điều này đều chưa xảy ra trong hơn 2 năm giao tranh với Ukraine.
Hôm 23/6, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga, ông Andrey Kartapolov đã nhắc đến khả năng Nga có thể sửa học thuyết hạt nhân nếu các mối đe dọa và thách thức đối với nước này tiếp tục gia tăng.
"Học thuyết hạt nhân phản ánh phản ứng của Nga đối với những gì đang xảy ra xung quanh đất nước chúng tôi. Nếu chúng tôi thấy rằng những thách thức và mối đe dọa đang gia tăng, thì chúng tôi có thể điều chỉnh về thời gian sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như về việc đưa ra quyết định sử dụng loại vũ khí này”, ông Kartapolov nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng những tuyên bố liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Nga chỉ là “đòn răn đe chiến thuật”, nhằm ngăn cản các nước phương Tây tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, nếu không muốn xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Theo ông Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine, nguyên nhân Nga không sử dụng đến vũ khí hạt nhân là do Ukraine không tập trung quân theo quy mô đủ lớn để vũ khí hạt nhân phát huy hiệu quả, đồng thời, việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến rủi ro chính trị lớn cho Tổng thống Putin. Ngoài ra, các lực lượng của Nga hiện vẫn đủ sức chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine bằng các phương tiện chiến tranh thông thường, do vậy, đến thời điểm này, vũ khí hạt nhân vẫn chưa cần thiết xuất hiện trên chiến trường.
Chuyên gia quân sự Samual Ramani từ Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia cũng dự đoán “Nga sẽ lặp lại các cuộc tấn công tương tự các cuộc tân công vào mùa đông hai năm trước và không tạo nên nhiều bất ngờ trong các chiến dịch quân sự sắp tới”, ngụ ý rằng sẽ không có vũ khí hạt nhân xuất hiện trên chiến trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?