Quốc tế

Có R-37, tiêm kích Su-35 không dễ hạ F-16

Theo phát ngôn viên Không quân Ukraine Yury Ignat, dù Su-35 được đánh giá rất cao nhưng F-16 sẽ là đối thủ rất khó chịu với dòng chiến đấu cơ của Nga.

Cựu cố vấn của ông Trump nói về khả năng Mỹ rút khỏi NATO / Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ra tuyên bố chung

Nhận định được ông Yury Ignat đưa ra khi nói về sức mạnh đáng sợ của tiêm kích đa năng Su-35 của Nga và cuộc đối đầu trong tương lai với F-16 do Mỹ sản xuất.

"Không quân Nga có Su-35. Đó là một trong những máy bay mạnh mẽ nhất", ông Yury Ignat thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RBK-Ukraine hôm 21/7 khi được hỏi liệu Moscow có máy bay chiến đấu tương đương với tiêm kích F-16 do Mỹ thiết kế mà Kiev đang mong đợi từ những người ủng hộ phương Tây hay không.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Tiêm kích Su-35.

"Loại chiến đấu cơ chủ yếu gây đe dọa cho chúng ta là Su-35. Chúng ta cần phải thừa nhận điều đó", ông nói.

Vị phát ngôn viên này giải thích rằng máy bay chiến đấu do hãng Sukhoi của Nga sản xuất là một vũ khí công nghệ cao đáng gờm, được trang bị cả tên lửa R-37 - loại tên lửa có tầm bắn lớn hơn tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

"Ưu điểm chính của máy bay chiến đấu này của Nga là hệ thống radar. Đó là một hệ thống theo dõi và bắn vào nhiều mục tiêu trên không cùng một lúc", ông Yury Ignat nói.

Ngoài ra, Su-35 cũng sở hữu các phương tiện bảo vệ và thiết bị chiến tranh điện tử, cùng nhiều thứ khác. Tuy nhiên, ông khẳng định Su-35 có thể bị bắn hạ bởi F-16.

 

"Su-35 là một đối thủ nặng ký, nhưng F-16 cũng không phải đối thủ dễ chơi vì cũng đã trải qua quá trình hiện đại hóa tương tự", vị phát ngôn viên này cho biết thêm.

Chiến đấu cơ Su-35 được đưa vào biên chế lực lượng không quân Nga từ giữa những năm 2010, là loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không thuộc thế hệ 4++, có thể tấn công mục tiêu trên không, trên biển và mặt đất.

Trong khi đó, F-16 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư xuất hiện từ những năm 1970 và đã trải qua một số lần nâng cấp.

Kiev đã thúc giục các nước phương Tây gửi F-16 cho họ trong suốt nhiều tháng qua, với lập luận rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ trên không cho quân đội Ukraine và bảo vệ không phận của đất nước này.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc phương Tây "chuẩn bị leo thang chiến sự" bằng cam kết cung cấp F-16, sau khi chuyển cho Ukraine các loại pháo và xe tăng tiên tiến.

 

"Chúng ta phải nhớ rằng trong dòng tiêm kích F-16 có một biến thể có thể mang vũ khí hạt nhân", ông nói.

Giới quân sự Nga cho biết, trang bị chiến đấu cơ F-16 là sự nâng cấp đáng kể cho không quân Ukraine, vốn đang sử dụng tiêm kích từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên, những chiếc F-16 mà Ukraine có thể nhận được sẽ không phải phiên bản hiện đại nhất, với radar và tên lửa thua kém so với tiêm kích lẫn các tổ hợp tên lửa phòng không Nga.

Đây được cho là lý do Tổng thống Nga Putin khẳng định F-16 sẽ bị phá hủy nếu tham chiến ở Ukraine.

"Nhiều xe tăng đã bị phá hủy, trong đó có những chiếc Leopard. Tiêm kích F-16 cũng sẽ cháy rụi như vậy. Không nghi ngờ gì về điều đó", ông Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hồi tháng 6.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm