Có thứ này, BMP-3 sẽ là xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới!
Nếu việc tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động thành công, không ai có thể chối cãi việc BMP-3 sẽ là xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới do Nga sản xuất.
Vũ khí “lạ” trên xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất hành tinh / Xe chiến đấu bộ binh VN12 của Trung Quốc: Bình mới nhưng rượu vẫn cũ
Phòng thủ chủ động là một dạng phòng thủ đặc biệt trang bị cho các loại xe thiết giáp chiến đấu. Nó hoạt động theo cơ chế khi phát hiện ra một loại đạn chống tăng tiếp cận phương tiên (ví dụ như tên lửa chống tăng, đạn lựu chống tăng RPG), hệ thống sẽ can thiệp, phá hủy hoặc làm suy yếu hiệu quả của đạn chống tăng. Việc sử dụng hệ thống như vậy cho phép tăng khả năng sống sót của xe bọc thép từ 2-3 lần. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hiện vẫn chưa rõ đơn vị nâng cấp BMP-3 sẽ lựa chọn hệ thống phòng vệ chủ động nào. Tuy nhiên, có nhiều nguồn tin cho rằng BMP-3 có khả năng tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 vốn được trang bị trên các dòng xe tăng T-80 và T-90. Nguồn ảnh: andrei-bt
Shtora-1 được thiết kế với nhiệm vụ phá hoại gây nhiễu hệ thống dẫn đường laser, hồng ngoại của các tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển. Trong ảnh là đèn OTShU-7-1 của Shtora có nhiệm vụ làm giả tín hiệu hồng ngoại, khiến ệ thống điều khiển bắn của tên lửa chống tăng nhầm lẫn giữa tín hiệu tên lửa và Shtora, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai cho tên lửa dẫn tới việc tên lửa hoặc là lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, BMP-3 có khả năng tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Arena được thiết kế năm 1998 có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa chống tăng, đạn lựu phản lực chống tăng dạng RPG. Nguồn ảnh: A.Khlopotov
Hệ thống phòng vệ Arena bao gồm một radar Doppler, máy tính kỹ thuật số và 26 quả đạn phản ứng nhanh. Đạn đánh chặn có khả năng phá hủy hoặc làm suy giảm sức công phá của hệ thống tên lửa chống tăng trước khi chúng kịp tiếp cận vào giáp xe. Hệ thống này từng được sử dụng tương đối thành công tại cuộc chiến Chechnya. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện tại, BMP-3 trang bị giáp hợp kim nhôm độ cứng cao với cấp độ chống đạn 7,62-12,7mm toàn thân, riêng giáp trước kháng được đạn xuyên giáp 30mm bắn cách 200m. Tuy vậy, cấp bảo vệ này nhìn chung là không thể chống cự nổi tên lửa chống tăng có sức xuyên tới vài trăm tới hơn một nghìn mm thép đồng nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đã có phương án trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ Kaktus cho BMP-3 nhưng cách này không được áp dụng nhiều. Lý do là khiến trọng lượng của xe tăng lên, trung bình là 18 tấn, nhưng khi đeo giáp ERA tăng lên tới 22,2 tấn. Bên cạnh đó, giáp phản ứng nổ này được cho là hữu hiệu với một số loại vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nếu được tích hợp thành công hệ thống phòng thủ chủ động, không thể phản bác về việc BMP-3 sẽ trở thành loại xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất hành tinh hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó, nó đã được công nhận là loại xe chiến đấu bộ binh có hỏa lực mạnh nhất. Hiếm có dòng xe chiến đấu bộ binh nào có hệ thống hỏa lực “kinh khủng” tới vậy, gồm pháo 2A70 100mm kẹp nòng pháo 30mm, một khẩu súng máy 7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, pháo 100mm 2A70 có thể tích hợp bắn tên lửa chống tăng Basnya qua nòng với tầm bắn hạ mục tiêu từ 500-600m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khả năng cơ động của BMP-3 thì khỏi chê khi nó đạt tốc độ tối đa 72km/h, hoặc 10km/h trên đường bằng, dự trữ hành trình 600m. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Trao đổi với RIA Novosti, Giám đốc phụ trách mảng vũ khí thông thường, đạn dược, hóa chất đặc biệt Tập đoàn Rostec - ông Sergey Abramov cho hay, xe chiến đấu bộ binh binh BMP-3 của Nga sẽ nhận được ác hệ thống phòng vệ chủ động trong quá trình hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Wikipedia