Con trai út Võ Tắc Thiên: Ba lần từ chối ngôi báu và bí mật lăng mộ 1300 năm không thể xâm phạm
Phát hiện lăng mộ 'mini' khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng / Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Chứa đầy thuỷ ngân nhưng không phải để chống trộm
Nhà Đường là một trong những triều đại phong kiến vĩ đại nhất ở Trung Quốc, có khá nhiều câu chuyện bí ẩn về các vị hoàng đế của triều đại này, một trong những câu chuyện kỳ lạ nhất là về Đường Duệ Tông Lý Đán.
Lăng mộ rộng hơn 8 triệu mét vuông
Đường Duệ Tông Lý Đán (662 – 716) là con trai út của Võ Tắc Thiên (624 - 705). Tuy nhiều người đời sau xem mẹ ông là điển hình của sự độc ác, khi mà vì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ người thân, thậm chí sát hại ngay cả con ruột của mình.
Song, Đường Duệ Tông lại là người có bản tính rất hiền lành, ông đã ba lần từ chối ngồi lên vị trí mà nhiều người thèm muốn.
Lần đầu tiên ông đã nhường ngôi cho mẹ của mình là Võ Tắc Thiên. Lần thứ 2 vì cảm thấy mệt mỏi với cuộc đấu tranh quyền lực nên quyết tâm giao nó cho anh trai mình là Đường Trung Tông Lý Hiển. Cuối cùng, ông truyền ngôi cho con trai của mình là Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (685-762) là con trai thứ 2 của Đường Duệ Tông Lý Đán, Lý Long Cơ luôn biết ơn vua cha đã nhường ngôi cho mình nên đã dốc hết tiền bạc để xây dựng một lăng tẩm xa hoa cho cha - Kiều Lăng.
Kiều Lăng hay còn gọi là Kiều Gia, là lăng mộ của Đường Duệ Tông Lý Đán và cũng là lăng mộ hoàng đế duy nhất được xây dựng vào thời kỳ thịnh vượng của thời Khai Nguyên nhà Đường. Vị trí cụ thể của lăng cách núi Phong Sơn 15 km về phía tây nam, huyện Bồ Thành, thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây.
Kiều Lăng có hình chữ nhật, chiều dài từ đông sang tây là 2.871 mét, chiều dài từ bắc xuống nam là 2.836 mét, tổng diện tích là 8,52 triệu mét vuông, có cửa ra vào ở tất cả các mặt và có lầu gác ở bốn góc.
Kiều Lăng ngày nay đã trải qua hàng ngàn năm bào mòn của gió và mưa, nhưng hơn 50 tác phẩm chạm khắc đá khổng lồ còn lại đến nay vẫn còn vô cùng sống động.
Tháng 2 năm 1988, Kiều Lăng được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia.
Kiều Lăng - lăng mộ của hoàng đế được bảo quản tốt nhất vào thời nhà Đường, và nó cũng là một trong hai lăng mộ không bị trộm vào thời này.
Vậy tại sao Kiều Lăng có thể thoát khỏi sự dòm ngó của những kẻ trộm mộ?
Vì sao Kiều Lăng là lăng mộ nguyên vẹn 1300 năm?
Lý do đầu tiên là Kiều Lăng có lợi thế địa lý độc đáo. Các bậc đế vương xưa khi xây dựng lăng tẩm thường chọn "sơn" và "thủy" làm tiêu chuẩn, cái gọi là "Tựa sơn, hướng thủy" là lựa chọn tốt nhất cho lăng của hoàng đế.
Khi xây dựng Kiều Lăng, điều mà triều đình nghĩ đến đầu tiên là sự an toàn của lăng nên đã chủ ý xây lăng dựa vào thế núi. Địa hình núi nhấp nhô vô cùng phức tạp, đường dẫn vào lăng vì thế mà cũng được thiết kế nằm ẩn trong núi, khiến cho bọn trộm mộ rất khó tìm ra.
Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn, đường vào trong lăng có chặn rất nhiều tảng đá khổng lồ mà không thể lay chuyển bằng sức người. Sau khi lăng mộ của các hoàng đế cổ đại được xây dựng xong, công đoạn niêm phong sẽ được thực hiện hết sức công phu.
Người xưa sử dụng dây thừng để nâng các tảng đá lên và sắp xếp các bộ phận một cách khéo kéo để sau khi cửa lăng được đóng lại, những tảng đá khổng lồ sẽ ngay lập tức chặn lối đi không cho người ngoài vào.
Nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị nâng hạ hiện đại mà chỉ dựa vào sức người thì việc di chuyển những tảng đá sau cánh cửa chắc chắn là điều viển vông.
Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất,Kiều Lăng còn nguyên vẹn chính là nhờ nó may mắn thoát khỏi sự thèm muốn của tên trộm Ôn Thao.
Sách "Tân ngũ đại sử" có ghi: "Thao đã ở trấn được bảy năm, nếu lăng mộ nào của nhà Đường nằm trong địa bàn hoạt động của hắn, hắn sẽ đào lên và lấy đi những bảo vật được đã cất giấu".
Ôn Thao là tên trộm mộ nổi tiếng nhất cuối thời Đường, ở đâu có lăng mộ hoàng đế đều bị hắn đem quân đến đào cho lộn ngược lên. Song có một điều rất thú vị là Ôn Thao chỉ có thể "hô mưa gọi gió" trong địa bàn của mình, hắn không thể tùy ý làm liều trên địa bàn của kẻ khác.
Khi đó, Ôn Thao chỉ có hai châu là Diệu Châu và Đỉnh Châu, Kiều Lăng thuộc quyền cai quản của Tứ Châu - không phải địa bàn cai quản của Ôn Thao nên đã may mắn thoát khỏi một kiếp nạn.
Với lịch sử hàng nghìn năm, hầu hết lăng mộ của các vị hoàng đế vĩ đại đều không thoát khỏi số phận bị đào trộm, nhưng việc lăng mộ của Lý Đán trường tồn qua hàng nghìn năm quả là một điều kỳ diệu. Có thể thấy rằng những người lương thiện vẫn luôn nhận được sự ưu ái của đất trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này