Khám phá

Phát hiện lăng mộ 'mini' khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng

Tại sao một nhân vật tầm cỡ lại được an táng trong lăng mộ khiêm nhường đến vậy? Các tài liệu lịch sử đã giúp trả lời câu hỏi này.

Ba lăng mộ 'bất khả xâm phạm' ở Trung Quốc: 1 mộ không ai dám đào, 1 mộ không thể đào được, mộ cuối cùng được bảo vệ bởi những con thú / Lăng mộ Gia Cát Lượng được khai quật, cảnh tượng bên trong khiến chuyên gia sửng sốt: Bí ẩn nào được giải đáp?

Khánh Nguyên là tên một huyện thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đâu là một địa danh được thành lập từ thời Nam Tống (1127 – 1279) với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời.

Năm 2014, người ta đã phát hiện một ngôi mộ kích cỡ "mini" chỉ rộng 3 mét vuông vô cùng hiếm có tại đây. Ngôi mộ đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia trên khắp cả nước cũng như sự tò mò của quần chúng nhân dân.

Năm ấy chính quyền Khánh Nguyên dự định xây dựng một trường dạy nghề trên ngọn núi nhỏ ở ngoại ô thị trấn. Khi bắt đầu đào móng xây trường, các công nhân bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ. Tuy nhiên thay vì báo cáo tình hình với các cơ quan chức năng, họ đã lặng lẽ chia nhau cổ vật rồi cố ý phá hoại ngôi mộ.

Phát hiện lăng mộ mini 3 mét vuông khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng! - Ảnh 1.

Trong quá trình điều tra và khai quật ngôi mộ, các chuyên gia khảo cổ thu thập được nhiều di tích văn hóa. Nguồn: Sohu

May mắn thay, cảnh sát địa phương đã nhanh chóng phát hiện ra hành vi phi pháp này và thu hồi những gì bị tuồn ra chợ đen. Mặt khác, mặc dù lăng mộ đã bị phá hủy ít nhiều, nhưng đoàn khảo cổ vẫn tìm thấy được văn bia của lăng mộ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể xác định chủ nhân của lăng mộ là vị thừa tướng nổi tiếng thời Nam Tống có tên Hồ Hồng (1137- 1203).

Thân phận đặc biệt của chủ mộ

Hồ Hồng là một trong những trọng thần được hoàng đế Nam Tống yêu thích. Từ nhỏ ông đã chứng tỏ được tài hoa hơn người, sau này ông là người góp công lớn trong việc xây dựng và phát triển vùng đất Khánh Nguyên.

Hơn nữa ông còn nổi tiếng khắp nam bắc với việc can đảm luận tội "Chu Thánh nhân" Chu Hy (1130- 1200) - một Triết gia Trung Quốc, người đã đưa Lý học Tống Nho lên thành một hệ thống duy tâm khách quan hoàn chỉnh.

Phát hiện lăng mộ mini 3 mét vuông khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng! - Ảnh 3.

Chân dung Hồ Hồng - một trong những trọng thần được hoàng đế Nam Tống tôn trọng nhất

Theo phong tục tang lễ của nhà Tống, mộ của người vợ thường được đặt gần mộ của chồng nên các nhà khảo đã cổ đã quyết định tìm hiểu thêm khu vực xung quanh.

 

Quả nhiên họ nhanh chóng tìm thấy một ngôi mộ có quy mô tương tự cách mộ của Hồ Hồng 3 mét. Tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được 28 cổ vật, trong đó có 18 cổ vật được xếp vào hàng bảo vật quốc gia cấp I, II, III.

Có thể thấy những hiện vật khai quật được từ ngôi mộ của vợ chồng Hồ Hồng có giá trị vô cùng to lớn. Đây cũng là một trong những phát hiện khảo cổ lớn nhất về thời Nam Tống, có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa thời Tống.

Phát hiện lăng mộ mini 3 mét vuông khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng! - Ảnh 5.

Cổ vật được khai quật trong lăng mộ Hồ Hồng. Nguồn: Kknews

Rất nhiều người đã từng thắc mắc tại sao một vị quan đứng đầu triều đình, được hoàng đế trọng vọng như vậy lại chỉ sở hữu ngôi mộ khiêm tốn 3 mét vuông.

Sự thật là theo ghi chép của "Tống sử", sau khi Hồ Hồng qua đời, hoàng đế khi đó là Tống Ninh Tông (1194 - 1224) đã đích thân chọn địa điểm xây lăng mộ cho ông, đồng thời đề phòng nạn trộm mộ, ông còn đặc cách cho xây 18 ngôi mộ cùng một lúc.

 

Kể từ thời Nam Tống tới nay, 17 trong số 18 ngôi mộ này đã lần lượt bị đánh cắp. Tuy nhiên, bằng một sự trùng hợp thú vị cả 17 ngôi mộ này đều là những ngôi mộ giả.

Ngôi mộ cuối cùng - ngôi mộ được khai quật năm 2014 ở Chiết Giang mới thực sự là mộ của Hồ Hồng. Có thể nói việc xây mộ nhỏ như vậy chính là để bảo vệ giấc ngủ ngàn thu của một bậc hiền nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm