Quốc tế

Công nghệ mới khiến phi công Su-57 phá vỡ mọi giới hạn

Dù đã sản xuất hàng loạt, nhưng tiêm kích Su-57 thế hệ thứ năm của Nga vẫn là một nền tảng thử nghiệm với các đặc tính liên tục được cải tiến.

Tầm bắn tên lửa siêu thanh Zircon hóa ra chỉ bằng một nửa công bố / Cuộc xung đột mới bùng nổ dọc biên giới Syria và Iraq: Tái diễn cảnh 'nồi da nấu thịt'?

Tuy nhiên có hai sự phát triển mang tính cách mạng và ít được nhắc đến, được thiết kế để cải thiện khả năng cơ động cho máy bay chiến đấu mới nhất của Nga. Điều này sẽ làm tăng đáng kể cơ hội chiến thắng của Su-57 trong một trận không chiến trước bất kỳ kẻ thù nào, Military Watch cho biết.

Khả năng thay đổi hướng bay dễ dàng và nhanh chóng đã là thương hiệu của các máy bay chiến đấu Liên Xô và Nga, bắt đầu ít nhất là với tiêm kích thế hệ thứ tư đầu tiên.

Các nguyên mẫu đầu tiên của Su-57 có đặc điểm tương tự Su-35 - từ lâu đã giữ danh hiệu tiêm kích cơ động nhất thế giới. Công nghệ hàng không thế hệ thứ năm có thể cải thiện chúng với động cơ mạnh mẽ hơn và khung máy bay composite, giúp tối ưu hóa tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng.

Tuy nhiên sự hoàn hảo của công nghệ lại nằm ở yếu tố con người. Không phi công nào có khả năng chịu được quá tải hơn 9G - anh ta chỉ đơn giản là sẽ bất tỉnh. Các kỹ sư Nga có ý địnhvượt qua hạn chế này bằng hai cách.

Cong nghe moi khien phi cong Su-57 pha vo moi gioi han
Phi công Su-57 sẽ có hệ thống trợ giúp đặc biệt giúp vượt qua giới hạn của sự quá tải

Thứ nhất, song song với phiên bản có người lái của Su-57, một phiên bản không người lái cũng đang được tạo ra - vào tháng 5/2020, có báo cáo rằng một máy bay chiến đấu robot được trang bị trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu được thử nghiệm.

Báo chí cho rằng người điều khiển trên mặt đất sẽ kiểm soát máy bay không người lái theo cách thủ công trong giai đoạn khó khăn nhất của chuyến bay: cất cánh và hạ cánh, thời gian còn lại, chức năng của phi công sẽ là giám sát trạng thái của các hệ thống trên máy bay.

Một phương pháp khác triệt để hơn là thở bằng chất lỏng. Vấn đề quá tải lớn là phổi bị ép không cho không khí vào, não bị đói oxy và phi công bị ngất. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách dạy phi công thở chất lỏng làm giàu oxy thay vì khí - đây là cách trẻ sơ sinh thở trong bụng mẹ.

Công nghệ thở bằng chất lỏng đã được phát triển bởi Quỹ Nghiên cứu Tiên tiến của Nga từ năm 2016. Nó giúp các thợ lặn tránh bị bệnh giảm áp khi đi lên khẩn cấp từ độ sâu. Trong ngành hàng không, hơi thở bằng chất lỏng sẽ mang các đặc điểm của máy bay chiến đấu có người lái gần hơn với máy bay không người lái.

Việc theo đuổi khả năng cơ động của các nhà thiết kế Nga là có lý do chính đáng. Trong cuộc chiến tranh lớn, tên lửa không đối không tầm xa có thể không đáng tin cậy. Gây nhiễu điện tử, phá hủy vệ tinh và tấn công mạng sẽ dẫn đến thực tế là tiêm kích không thể xác định từ xa mục tiêu nào là kẻ thù và mục tiêu nào không (đây là vấn đề mà hàng không Mỹ phải đối mặt trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh).

 

Điều này sẽ buộc các phi công phải xác định mục tiêu bằng mắt thường, nghĩa là để đến gần chúng hơn. Và trong cận chiến, máy bay chiến đấu cơ động hơn sẽ có lợi thế đáng kể.

Khả năng cơ động cũng giúp tăng xác suất sống sót của phương tiện trong các trận chiến tầm xa, vì một máy bay chiến đấu nhanh nhẹn có cơ hội né tránh tên lửa phóng từ mặt đất hoặc máy bay khác tốt hơn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm