Quốc tế

Cực-21 Nga có thể chặn mọi tín hiệu vệ tinh

Lực lượng tác chiến điện tử Nga đã sẵn sàng đưa hệ thống Cực-21 vào hoạt động - khí tài có thể vô hiệu được hầu hết các tín hiệu vệ tinh.

Tên lửa không đối không mới nhất của Nga lộ diện: Tiêm kích Su-57 sẽ "vô địch thiên hạ"? / Pháp có thể làm suy yếu sức mạnh của của Nga ở Armenia

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống Cực-21 có khả năng tấn công và vô hiệu hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ, Galileo của châu Âu và BeiDou của Trung Quốc.

Theo kế hoạch trang bị, Cực-21 sẽ được ưu tiên trang bị cho các đơn vị tại Siberia và Ural. Sau đó, những đơn vị khác trong toàn quân Nga cũng lần lượt được trang bị hệ thống tác chiến điện tử công suất lớn này.

Cuc-21 Nga co the chan moi tin hieu ve tinh
Vũ khí Nga.

"Vào thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm các thiết bị Cực-21 đã được hoàn tất và chúng được chấp nhận bàn giao cho quân đội và bắt đầu được triển khai", nguồn tin quốc phòng Nga xác nhận.

Nga có thể bật kích hoạt Cực-21 tại một khu vực cụ thể, nơi cần cắt tín hiệu định vị vệ tinh. Nhưng các chi tiết kỹ thuật về hệ thống không được Moskva tiết lộ.

Hệ thống chế áp vô tuyến điện không thể gây nhiễu có lựa chọn một hệ thống vệ tinh định vị nào đó mà sẽ gây nhiễu trên toàn dải tần định vị.

Các hệ thống vệ tinh định vị hiện có sử dụng dải tần khác nhau để truyền thời gian chính xác (tín hiệu này dùng để đồng bộ hóa các máy thu và tính toán vị trí và tốc độ). Kênh liên lạc vô tuyến vệ tinh của công ty Inmarsat cũng nằm trong dải tần này.

Quân đội Mỹ đã vấp phải tình huống sơ hở này của hệ thống vệ tinh định vị trước nhiễu bị khai thác trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 khi hệ thống GPS mới chỉ vừa được đưa vào hoạt động.

 

Khi đó, quân đội Iraq đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ các mục tiêu của mình trước vũ khí Mỹ dẫn bằng hệ dẫn radar và tình cơ đã chặn cả dải tần của GPS. Sau đó, quân đội Mỹ đã phân phối việc truyền tín hiệu định vị trên mấy tần số để tăng khả năng chống nhiễu cho hệ thống.

Với Cực-21, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng. Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.

Vì thế, gây nhiễu các tín hiệu định vị vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như tác chiến điện tử quy mô lớn hơn, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Nếu không còn tiếp cận được thông tin dẫn đường, định vị, vũ khí phải chuyển sang dùng hệ dẫn quán tính kém chính xác hơn nhiều. Điều đặc biệt lag trong khi Nga có khí tài gây nhiễu tín hiệu GPS thì Mỹ quyết phát triển công nghệ có thể truy được nguồn gốc gây nhiễu GPS này.

Hiện tại, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với Rockwell Collin phát triển hệ thống đặc biệt nhằm mục đích xác định và phân loại nguồn gây nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Chương trình cung cấp khả năng phát hiện và định vị nguồn truyền tín hiệu phá vỡ tín hiệu định vị GPS và liên lạc.

 

Quan chức cấp cao tại Trung Tâm Công nghệ cao Rockwell Collins, ông John Borghese cho biết: "Chương trình sẽ giúp đỡ đảm bảo an toàn dịch vụ điều hướng và định vị chính xác cao phục vụ cho nền tảng vũ khí và cho phép binh lính xác định mối de dọa tiềm tàng".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm