Cực hiếm cảnh xe tăng T-62 Việt Nam diễn tập hiệp đồng
Các bức ảnh về xe tăng T-62 của Việt Nam thì có nhiều, nhưng tư liệu loại tăng một thời hiện đại nhất quân đội ta tham gia diễn tập hiệp đồng quân binh chủng thì rất hiếm.
Vì sao Nga phải "học tập" Philippines gia cố xe tăng T-90A bằng hòm gỗ? / Đội tuyển xe tăng Việt Nam vào bán kết tank Biathlon thế nào?
Ngay tới cả các hình ảnh diễn tập hiệp đồng quân binh chủng lực lượng xe tăng – thiết giáp cũng hiếm có sự xuất hiện của xe tăng T-62. Nguồn ảnh: Youtube Khoa học Quân sự
Dẫu vậy, trong một chuyến thăm tới Bảo tàng Binh chủng Tăng – Thiết giáp mới đây, PV Kiến Thức đã chụp lại được bức ảnh tư liệu rất hiếm có T-62 tham gia diễn tập hiệp đồng. Bức ảnh chỉ có nội dung đơn giản “bộ đội thiết thiết giáp tham gia diễn tập hiệp đồng”, tuy nhiên nhờ vào hình dáng tháp pháo và đặc biệt là nòng pháo 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng cho thấy đây chính xác là T-62.
Có thể nói, tới giờ phút này, đây là bức ảnh duy nhất ghi lại cảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của Quân đội Nhân dân Việt Nam diễn tập hiệp đồng quân binh chủng. Không rõ, bức ảnh được ghi vào năm nào, nhưng có thể là khoảng những năm 1980.
Theo tài liệu xuất nhập khẩu vũ khí của SIPRI, Việt Nam mua số lượng nhỏ xe tăng T-62 giai đoạn 1978-1979. Đây được xem là hợp đồng mua xe tăng quy mô lớn đầu tiên của nước ta với Liên Xô. Trước đó, nước bạn hầu như viện trợ các xe tăng T-34, T-54, T-55 cho chúng ta kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: QĐND
Ở thời điểm cuối những năm 1970, T-62 vẫn được xem là loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới. Những chiếc T-62 đầu tiên "ra lò" ở Liên Xô năm 1961, tới 1975 thì kết thúc dây chuyền, nhưng nó vẫn được Tiệp Khắc chế tạo thêm từ 1975-1978. Các nguồn tin không chính thức cho rằng, lô T-62 của Việt Nam được lấy từ các nhà máy ở Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-62 có bề ngoài hệt như T-55, tất nhiên có những điểm khác về hỏa lực cũng như tháp pháo để có thể nhận diện hai dòng xe. Tuy nhiên, riêng phần thân thì hai dòng xe gần như giống hệt nhau, thậm chí ngay cả hệ thống lái cũng tương tự. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-62 nặng khoảng 37 tấn, chiều dài tổng với nòng pháo 9,34m, rộng 3,3m, cao 2,4m. Xe tăng thiết kế với kiểu giáp thép thông thường với mặt trước thân dày 102mm vát nghiêng 60 độ tăng khả năng chống đạn xuyên thép; mặt trước tháp pháo dày tới 214mm, các phiên bản sau năm 1972 dày tới 242mm, hai bên hông tháp dày 153mm, đuôi tháp dày 97mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-62 trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm U-5S với 40 viên đạn, vũ khí phụ có đại liên đồng trục PKT 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm DShK. Các thử nghiệm của Mỹ thừa nhận, với hệ thống ổn định hai trục Meteor, T-62 đạt tỉ lệ chính xác 70% phát đạn đầu bắn mục tiêu di động cách 1.000m khi xe di chuyển với tốc độ thấp 20km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-62 trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước V-55 công suất 581hp cho phép đạt tốc độ tối đa trên đường bằng 50km/h, off-road 40km/h, dự trữ hành trình 400-600km tùy địa hình. Xe cũng có thể lội nước sâu 5m với 30 phút chuẩn bị. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trước khi T-90S/SK về tới Việt Nam, loại xe tăng được coi là hiện đại và mạnh mẽ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam được xác định là T-62. Cũng vì hiện đại và mạnh mẽ nên các tư liệu ảnh về T-62 trong quân đội ta không nhiều, nếu không muốn nói là quá hiếm. Nguồn ảnh: QĐND