Quốc tế

Xe tăng Pokpung-ho IV tối tân nhất Triều Tiên không phải đối thủ K2 Black Panther Hàn Quốc

DNVN - Xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho IV (Bão Hổ IV) được Triều Tiên tự thiết kế, chế tạo dựa trên việc vay mượn một số công nghệ từ T-62/72 Liên Xô và Type-88 Trung Quốc.

Tại sao Arrow 3 của Israel lại đáng sợ hơn cả S-400 Nga và Patriot Mỹ? / Mãn nhãn vũ khí “khủng” tham gia duyệt binh Singapore

Pokpung-ho IV (Bão Hổ IV - phương Tây gọi bằng cái tên M2002) là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) mạnh nhất hiện nay của Quân đội Triều Tiên, được kỳ vọng đủ sức đối đầu với K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Thông số kỹ thuật của Pokpung-ho IV chưa có con số cụ thể, ước chừng trọng lượng vào khoảng 45 tấn; xe được lắp động cơ diesel công suất 1.000 mã lực cho tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 500 km, nó leo được dốc 31 độ, vượt vật cản cao 0,9 m; băng qua hào rộng 2,8 m; lội nước sâu 1,2 m khi không chuẩn bị hoặc lên tới 5 m khi có chuẩn bị.

Vũ khí là điểm đáng lưu ý nhất của Pokpung-ho IV và cũng gây tranh cãi nhiều nhất. Mặc dù một số nguồn cho rằng nó mang pháo 125 mm nhưng đại đa số ý kiến nhận định khẩu pháo chính của xe tăng Triều Tiên chỉ là loại 115 mm tương tự như trên T-62, điều này có vẻ hợp lý vì bề ngoài chúng rất giống nhau.

Ngoài ra chiếc xe tăng này còn được trang bị thêm súng máy hạng nặng KPV 14,5 mm, 2 ống phóng tên lửa chống tăng AT-5, cùng 2 tên lửa phòng không vác vai SA-16, chiến xa Triều Tiên theo nhận xét đang sở hữu dàn hỏa lực phong phú nhất thế giới.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho IV của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho IV của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Mặc dù là xe tăng mạnh nhất của Triều Tiên tuy nhiên năng lực tác chiến, tính năng kỹ chiến thuật của Pokpung-ho IV chưa cho thấy điều gì vượt trội so với T-62M chứ đừng nói đến T-72.

Đầu tiên là ngoại hình, trừ phần hông với hàng 6 bánh chịu nặng giống T-72, Pokpung-ho IV tương đồng với T-62M từ phần giáp phụ bao quanh phía trước tháp pháo, hộp thiết bị ngắm bắn quang điện trên gốc pháo chính, cho tới vị trí đèn hồng ngoại...

Giữa T-62M của Nga và Pokpung-ho IV của Triều Tiên có rất nhiều nét tương đồng. Ảnh: TASS.

Giữa T-62M của Nga và Pokpung-ho IV của Triều Tiên có rất nhiều nét tương đồng. Ảnh: TASS.

 

Phải lắp tên lửa chống tăng trên nóc tháp pháo còn cho thấy Pokpung-ho IV không phóng được loại đạn đặc biệt này qua nòng, trong khi T-62M đã làm được từ lâu. Việc đưa tên lửa phòng không ra ngoài cũng khiến xạ thủ phải chịu nguy hiểm do anh ta khó quan sát chiến trường để tránh nguy cơ hướng vào mình.

Bên cạnh đó Pokpung-ho IV còn không được tích hợp giáp phản ứng nổ như các dòng xe tăng chủ lực hiện đại trên thế giới, điều này càng làm nhận định nó chưa vượt qua T-62M được khẳng định.

Với những nhược điểm vừa nêu ở trên, Triều Tiên còn rất nhiều việc phải làm mới hy vọng chế tạo ra chiến chiến xa đủ sức đấu ngang hàng với K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm