Quốc tế

Cuộc trốn chạy thót tim của tàu ngầm Anh sau cú va chạm khủng khiếp với tàu ngầm Liên Xô: Cái kết bất ngờ

Tàu ngầm Warspite nơm nớp lo sợ, nó cầu trời có thể lẩn tránh các tàu ngầm và tàu mặt nước của Liên Xô trên suốt chặng đường về.

Hải quân Nga suy yếu nhưng hạm đội tàu ngầm vẫn cực kỳ đáng sợ / Chuyên gia Nga: Iran tạo tàu ngầm hạt nhân trong 10-15 năm?

Theo nhà phân tích Robert Farley trên tạp chí National Interest, có 7 tàu chiến của Anh được đặt tên là Warspite, trong đó nổi tiếng nhất là thiết giáp hạm lớp Queen Elizabeth [đã tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới]. Trong Chiến tranh Lạnh, chiếc tàu ngầm tấn công thứ 3 của Hải quân Hoàng gia Anh cũng mang cái tên này.

Mặc dù thành tích hoạt động không được biết đến rộng rãi như tàu tiền nhiệm nhưng tàu ngầm Warspite đã giúp Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành cuộc Chiến tranh Lạnh chống lại Liên Xô.

Ấy vậy mà, vào một ngày lạnh giá tháng 10/1968, suýt chút nữa Anh đã mất đi con tàu này sau khi nó va chạm với một tàu ngầm Liên Xô đang thực hiện nhiệm vụ do thám.

"Săn" tàu ngầm Nga

Warspite là tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ 3 do Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo, trước nó là hai tàu HMS Valiant và HMS Dreadnought. Tàu ngầm Warspite có lượng giãn nước 4.900 tấn khi lặn và có thể đạt tốc độ 28 hải lý/h. Trong thời kỳ đầu hoạt động, con tàu trang bị 6 ống phóng ngư lôi và mang theo 24 quả ngư lôi, sau đó nó được trang bị bổ sung tên lửa hành trình.

Warspite và lớp tàu của nó đại diện cho một trong những đóng góp quan trọng của Hải quân Hoàng gia Anh đối với tình hình an ninh của khối NATO. Nó đã tham gia tuần tra săn tìm tàu ngầm Nga và phát triển hoạt động do thám đối với hạm đội tàu Liên Xô.

Trong cuốn "Undersea Warriors", tác giả Iain Ballantyne đề cập chi tiết rằng, vào mùa thu năm 1968, tàu HMS Warspite nhận lệnh thực hiện nhiệm vụ do thám theo lộ trình ở biển Barents.

Nhiệm vụ của Warspite là thâm nhập các khu vực tuần tra của tàu ngầm Liên Xô ở vùng biển này, theo dõi chúng và phát triển một loại tín hiệu sonar mà có thể sử dụng để phân biệt với các tàu ngầm khác trong tương lai.

Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ thường tiến hành các nhiệm vụ tương tự kể từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh nhưng sự phát triển của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã làm gia tăng cả rủi ro và cơ hội của họ.

Vụ va chạm bất ngờ

Warspite phát hiện một tàu ngầm Liên Xô và bắt đầu theo dõi, nó nhanh chóng xác định được đó là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) Echo II. Chiếc tàu ngầm đề án 675 này có lượng giãn nước 5.900 tấn khi lặn, trang bị 8 tên lửa hành trình P-6 và 6 ống phóng ngư lôi.

Cuộc trốn chạy thót tim của tàu ngầm Anh sau cú va chạm khủng khiếp với tàu ngầm Liên Xô: Cái kết bất ngờ - Ảnh 1.

Một tàu ngầm lớp Echo II của Liên Xô. Ảnh: Wiki

Liên Xô từng có một lớp tàu nhỏ hơn, gọi là đề án 659, trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân để sẵn sàng cho những cuộc tấn công chiến lược nhằm vào NATO.

Tuy nhiên, vào giữa những năm 1960, Liên Xô đã phát triển các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nên loại bỏ dần nhu cầu sử dụng tên lửa hành trình, cũng như đầu dò radar cho phép triển khai tên lửa hành trình trong vai trò chống hạm.

Các tàu ngầm lớp Echo II có thể đạt tốc độ 22 hải lý/h khi lặn mặc dù chúng được đánh giá là khá ồn ào.

Do nắm rõ độ ồn của tàu ngầm Echo II và nhận thấy các tàu ngầm NATO có xu hướng lẩn phía sau để theo dõi tàu ngầm Liên Xô từ một vị trí thuận lợi, các chỉ huy tàu ngầm Liên Xô thường ra lệnh cho tàu của họ quặt đột ngột để có thể "bắt quả tang" bất cứ kẻ bám đuôi nào.

Thế nhưng, trong trường hợp này, tàu ngầm Echo lại không hề quặt lại. Vì một lý do nào đó, nó đã quyết định dừng hoạt động một trong số các chân vịt của tàu, di chuyển chậm lại và dường như định đánh lừa kíp lái của tàu Warspite rằng mình sắp bẻ lái.

 

Theo nhà phân tích Robert Farley, trên thực tế không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy chiếc tàu ngầm Liên Xô nhận thức được rằng tàu Warspite đang ở trong khu vực tuần tra của nó, và có vẻ con tàu chạy chậm lại vì một số lý do riêng.

Tuy nhiên, do có sự hiểu nhầm, tàu Warspite đã vội vã lao theo, nó lao vào vùng nước tưởng là "trống rỗng" nhưng thực chất đang có một tàu ngầm Liên Xô ở đó.

Cuộc trốn chạy thót tim

Vụ tai nạn đã khiến cả hai con tàu hư hại, trong đó tàu Warspite hư hại nặng hơn sau 2 cú va chạm vào tàu Echo. Người và trang thiết bị văng quanh tàu, khiến một số người bị thương. Một cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra quyết liệt ngay sau đó trên tàu Warspite.

Những đợt va chạm mạnh đe dọa kích hoạt cơ chế tự động trên tàu Warspite, khiến lò phản ứng trên tàu ngừng hoạt động và đưa con tàu xuống đáy đại dương. Trong khi đó, kíp thủy thủ trên tàu không nắm được mức độ thiệt hại khi đó, họ lo ngại rằng bất cứ phản ứng nào lúc đó cũng có thể khiến nước tràn vào tàu một cách nghiêm trọng.

 

Trước tình hình ấy, tàu ngầm Echo ngay lập tức nổi lên mặt nước, tàu Warspite cũng nhanh chóng nổi lên theo. Hai con tàu mặt đối mặt một cách vô cùng cảnh giác, nhưng có vẻ không tàu nào có nguy cơ bị chìm ngay.

Cuộc trốn chạy thót tim của tàu ngầm Anh sau cú va chạm khủng khiếp với tàu ngầm Liên Xô: Cái kết bất ngờ - Ảnh 2.

Tàu ngầm HMS Warspite tiến vào Gibraltar tháng 2/1970. Ảnh: Wiki

Tàu Warspite thậm chí đã định bắn tín hiệu sang tàu Echo rằng họ sẵn sàng hỗ trợ cứu trợ y tế nhưng đường truyền bị chặn cho thấy tàu Liên Xô đã thông báo về sợ chỉ huy và có vẻ họ không có thương vong nào nghiêm trọng.

Chỉ huy của tàu Warspite nhận thấy rằng ông cần phải lo cho con tàu của mình, thay vì lo cho đối thủ nhưng điều đó không có nghĩa họ không có gì phải lăn lăn đối với phía Liên Xô.

Mặc dù vụ việc xảy ra ở vùng biển quốc tế nhưng Liên Xô không có ý định cho qua những chiếc tàu ngầm NATO hoạt động ở ngay "sân sau" của họ.

 

Hơn nữa, tàu Warspite đã không liên hệ với bất cứ tàu nào của NATO vào thời điểm đó. Liên Xô hoàn toàn có thể cáo buộc đây là một vụ tai nạn có chủ đích, đồng nghĩa tàu Warspite đã cố tình gây nguy hiểm cho bên khác ngay trong thời bình. Và nếu hư hại quá nặng tới mức không thể di chuyển thì Warspite thậm chí có nguy cơ sẽ bị "cầm chân".

Nghĩ tới đó, tàu ngầm Warspite nhanh chóng lặn xuống và "tập tễnh" trở về cảng nhà. Nó cầu trời mình có thể lẩn tránh các tàu ngầm và tàu mặt nước của Liên Xô trên suốt chặng đường về.

Tốc độ của tàu đã bị hạn chế do hư hại, và trong bất cứ trường hợp nào, con tàu cũng cần phải thật cẩn trọng, bởi kíp thủy thủ không thể đánh giá được mức độ thiệt hại của tàu sau cú va chạm.

Warspite sớm nhận thấy rằng Liên Xô đang muốn truy tìm mình, bởi các cụm tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay của họ bắt đầu bao phủ khu vực này. Sau khi di chuyển được một khoảng cách đủ xa, Warspite một lần nữa nổi lên.

Để tránh bị giám sát, nó chuyển hướng tới một hòn đảo hiếm khi được sử dụng, tại đó một số hư hại trên tàu được sửa chữa, phần còn lại được ngụy trang. Về sau này, con tàu lấy lý do đâm vào một tảng băng chìm trong quá trình tuần tra để biện minh cho thiệt hại của mình.

 

Trận hỏa hoạn nghiệt ngã

HMS Warspite nhanh chóng quay trở lại hoạt động sau quá trình sửa chữa và phục vụ thêm 23 năm nữa. Năm 1976, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng gần như như đã phá hủy con tàu. Tới năm 1991, thân tàu Warspite vẫn nằm chờ để được xử lý và tháo dỡ ở Plymouth.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm