Đài Loan thiếu vũ khí gì để chống chiến thuật “biển tàu” của Trung Quốc?
Sẽ là tốt hơn nếu Đài Bắc tập trung nhiều vào phát triển các hệ thống tên lửa chống hạm bờ di động, như một phần của chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập, nhằm chống lại sức mạnh vượt trội của Hải quân Trung Quốc.
Báo Trung Quốc ‘khoe’ vũ khí mạnh nhất khiến Nga, Mỹ phải ghen tị / Giải mật vũ khí trên trực thăng Mỹ đi càn thời chiến tranh Việt Nam
Máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tàu tên lửa là những phương tiện có khả năng ngăn chặn được bước tiến của Hải quân PLA đổ bộ và phong tỏa Đài Loan. Hiện nay lực lượng không quân Đài Loan (RoCAF) được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Harpoon (ASCM) của Boeing, bố trí trên máy bay chiến đấu F-16; trong khi đó, hải quân có tàu tên lửa lớp Tuo Jiang, được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong II và III, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công; hai loại tên lửa Hùng phong II và III áp dụng nguyên lý bay khác nhau (cận âm và siêu âm, bay bám biển và ở độ cao lớn) để gây nhầm lẫn cho các hệ thống phòng không hạm của hải quân Trung Quốc.
Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Đài Loan tổ chức lễ công bố dự án đóng chiếc tàu ngầm nội địa đầu tiên của vùng lãnh thổ này để tăng cường sức mạnh chiến tranh dưới mặt nước; vũ khí của tàu là ngư lôi, tên lửa hành trình tiến công mặt đất và tên lửa chống hạm. Điều ít được thảo luận hơn khi phân tích chiến lược quân sự của Đài Loan chống lại chiến thuật "biển tàu" của Trung Quốc, đó chính là những hệ thống tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển di động (CDCM).
Thông tin về những phiên bản tên lửa hành trình chống hạm phóng từ mặt đất của Đài Loan rất ít; giới quan sát quân sự chỉ biết đến một phiên bản chống hạm Hùng Phong 2 (HF-2) được tiết lộ trong triển lãm thương mại quốc phòng ở Đài Bắc năm 2013 có một biến thể phóng từ mặt đất; nhưng đó cũng là thông tin duy nhất về loại tên lửa hành trình đất đối hải này của Đài Loan.
Tính cơ động của các hệ thống tên lửa bờ có thể giữ bí mật trước hệ thống trinh sát, tình báo dày đặc của đối phương; nhanh chóng cơ động, tạo thế bí mật, bất ngờ đón lõng sẵn ở những nơi hải quân Trung Quốc định dùng làm đầu cầu đổ bộ; đồng thời ngăn chặn hải quân Trung Quốc tiếp cận được bờ biển Đài Loan từ xa.
Nếu quân đội Đài Loan triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm bờ với số lượng lớn, đây sẽ là thách thức đối với hải quân Trung Quốc, khi họ không thể nắm được hết thông tin tình báo về những hệ thống này; với chiến thuật "bắn và chạy", những bệ phóng tên lửa bờ có thể nhanh chóng khai hỏa sau đó nhanh chóng rời bỏ trận địa để ngăn chặn phản pháo của Trung Quốc.
Trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 2006, quân đội Israel đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định vị trí các bệ phóng tên lửa di động của Hezbolla; tương tự là các chiến dịch săn lùng với quy mô cực lớn năm 1991 ở Iraq và cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999 cho thấy, việc săn tìm các hệ thống vũ khí di động là rất khó khăn. Các bệ phóng tên lửa bờ cũng có thể được ngụy trang dưới nhiều hình thức, như trong các container hàng, do vậy rất khó phân biệt. Đài Loan nên học hỏi kinh nghiệm của người Nga trong việc đưa hệ thống tên lửa chống hạm Club-K vào các container, có thể cất giấu trên nhiều phương tiện và bất ngờ khai hỏa.
Để so sánh, một tàu tên lửa tiến công nhanh (FAC), là phương tiện có tính cơ động cao; nhưng nó phải phơi mình trên biển hoặc dấu mình trong các quân cảng; đó sẽ là mục tiêu cho không quân và hải quân PLA; còn không quân Đài Loan sẽ là mục tiêu chế áp của lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc ngay từ trong những giờ đầu của cuộc xung đột.
Nếu không quân và hải quân ở xa căn cứ khi bắt đầu cuộc chiến, họ sẽ phải quay lại để bổ sung vũ khí, nhiên liệu. Đến lúc đó, căn cứ nhà của họ có thể đã bị mất khả năng chiến đấu, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài ra các tàu chiến (kể cả những chiếc tàng hình nhỏ như tàu hộ tống lớp Tuo Chiang của hải quân Đài Loan), đều bộc lộ tín hiệu radar lớn hơn nhiều so với các hệ thống tên lửa bờ.
Niềm hy vọng của Đài Loan là chương trình tàu ngầm nội địa, mặc dù đã tuyên bố khởi công đóng tàu ngầm, nhưng thực tế vẫn chưa biết về khả năng cũng như nguồn lực cần thiết cho nỗ lực này có thành công hay không?
Tàu ngầm được coi là tiêu chuẩn vàng của các nền tảng chiến tranh bất đối xứng trên biển, nhưng có lẽ đã đến lúc các cơ quan quốc phòng của Đài Loan phải xem xét lại khái niệm này. Sẽ là tốt hơn nếu Đài Bắc sẽ làm tốt việc tập trung nhiều hơn vào phát triển các hệ thống tên lửa chống hạm bờ di động, như một phần của chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2D2), nhằm chống lại sức mạnh vượt trội của Bắc Kinh.
Trong chiến tranh, những vũ khí này có thể tạo ra sức mạnh vượt trội so với kích thước và giá thành của chúng. Trong thời bình, những vũ khí này có thể góp phần răn đe và đồng thời, góp phần ổn định chiến lược ở eo biển Đài Loan.
Theo Tiến Minh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Quan hệ Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan đã trở nên lạnh nhạt kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành Chủ tịch Quốc Dân Đảng vào tháng 5 năm 2016. Cùng với đó là việc hiện đại hóa nhanh chóng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), làm cho môi trường an ninh của Đài Loan bị đe dọa. Hiện câu hỏi đặt ra là, nếu xảy ra khủng hoảng giữa hai bờ eo biển, Đài Loan sẽ sử dụng phương pháp nào để chống lại chiến thuật "biển tàu" của hải quân PLA? Hầu hết các nhà phân tích quân sự sẽ đồng ý về việc Đài Loan sẽ áp dụng chiến lược bất đối xứng để chống lại sức mạnh áp đảo của PLA.