Quốc tế

Đai trinh tiết thời Trung Cổ: "Cú lừa" khiến không ít nam giới mang tiếng oan

Ý tưởng những người đàn ông khóa vợ mình bằng đai kim loại để ngăn ngoại tình là quan điểm hoang đường do người hiện đại dựng lên để chứng minh rằng các thời kỳ trước đây sống cuộc sống thiếu văn minh.

Thủ cung sa có đủ để chứng minh cung nữ còn trinh tiết hay không? / Người Trung Hoa cổ đại rất xem trọng trinh tiết, nếu tân nương chưa kết hôn không còn trong trắng sẽ phải trải qua thời gian "sống không bằng chết"

Khi nhắc đến thời kỳ Trung Cổ, người ta thường đề cập đến những chiếc đai trinh tiết với niềm tin bất diệt rằng chúng là công cụ để đàn ông kiểm soát sự chung thủy của phụ nữ. Tuy nhiên, những câu chuyện kinh dị liên quan đến đai trinh tiết có thể chưa bao giờ tồn tại trong lịch sử và nam giới đã mang tiếng oan trong hàng trăm năm chỉ vì đồn đoán vô lý.

Đai trinh tiết – Một ý tưởng phi lý với y học

Đai trinh tiết thường được miêu tả là công cụ để đàn ông Trung Cổ ngăn cấm phụ nữ ngoại tình. Tiến sĩ David Reuben, một bác sĩ kiêm chuyên gia phẫu thuật, miêu tả đai trinh tiết được thiết kế theo hình dạng bộ bikini bọc sắt. Đằng trước đai có tấm chắn để tiểu tiện và phần kim loại dày hai centimet để che ngoài âm đạo.

Đai trinh tiết thời Trung Cổ: Cú lừa khiến không ít nam giới mang tiếng oan - Ảnh 1.
Đai trinh tiết thời Trung Cổ.

Người ta đồn rằng trước khi ra trận hoặc đi xa nhà, người đàn ông sẽ dùng đai trinh tiết khóa bộ phận sinh dục của vợ để đảm bảo họ không thể ngoại tình. Tiến sĩ Reuben cho biết, đai trinh tiết là một trong những công cụ được thiết kế để áp bức phụ nữ trong hàng thế kỷ.

Nhưng sự thật có phải như vậy?

Nhiều nhà nghiên cứu và sử gia đã tìm cách chứng minh rằng những đồn thổi về đai trinh tiết chỉ là chuyện hư cấu lấy cảm hứng từ thần thoại.

Albrecht Classen, giáo sư tại Đại học Arizona, giải thích rằng chiếc đai này chưa bao giờ được ghi nhận trong các tài liệu và mâu thuẫn với nghiên cứu y học hiện đại. Vì một người phụ nữ sẽ không thể sống sót sau vài ngày mang đai trinh tiết vì nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh và sức khỏe mà nó gây ra.

Đai trinh tiết thời Trung Cổ: Cú lừa khiến không ít nam giới mang tiếng oan - Ảnh 2.

Bản vẽ đầu tiên mô tả về chiếc đai trong truyền thuyết này được tìm thấy trong một tập chuyện cười có tên Bellifortis ra đời vào năm 1405. Vì thế thật khó tin vào độ xác thưc của nó. Theo giáo sư Classen, chiếc đai có thể mang ý nghĩa ngụ ngôn hoặc châm biếm nhiều hơn.

 

Đai trinh tiết có thể được phát triển dựa trên một tục lệ của Rome cổ đại. Đó là các cô dâu thường mặc áo dài trắng và đeo thắt lưng để thể hiện cho sự trong trắng trong ngày cưới. Chiếc thắt lưng này được buộc nút thắt để người chồng của họ có thể tháo ra sau đó. Nam giới cũng có loại thắt lưng nút tương tự. Ý tưởng này ở thời cổ đại và trung cổ mang một ý nghĩa tốt đẹp với cả hai phái, nó tượng trưng cho sự trung thủy và khiêm nhường của cô dâu-chú rể trong ngày cưới.

Đai trinh tiết thời Trung Cổ: Cú lừa khiến không ít nam giới mang tiếng oan - Ảnh 3.

Phó giáo sư nghiên cứu trường phái cổ điển tại Đại học Iowa, Mỹ, bà Sarah E Bond cho rằng đai trinh có thật nhưng không phải để khóa cơ quan sinh dục của phụ nữ hay mang ý nghĩa đàn áp họ. Ý tưởng những người đàn ông khóa vợ mình bằng đai kim loại để ngăn ngoại tình là quan điểm hoang đường do người hiện đại dựng lên để chứng minh rằng các thời kỳ trước đây sống cuộc sống thiếu văn minh. Tất nhiên, đi cùng với điều này thì phái mạnh thời Trung Cổ cũng vô tình phải chịu tiếng oan là những kẻ man rợ, thô thiển và ưa đàn áp phụ nữ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm