Quốc tế

Đàm phán quan trọng kết thúc: Ông Zelensky "đặt dấu hỏi lớn" về mục đích thực sự của Nga

Ông Zelensky và một số đồng minh phương Tây cho rằng cần phải theo dõi hành động thực sự của Nga chứ không phải lời đàm phán của Moscow.

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn? / Ukraine tuyên bố bắn hạ máy bay ném bom, liên tiếp hạ sát 3 chỉ huy cấp cao của Nga

Ukraine tiếp tục hoài nghi về Nga

Theo SCMP, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây nói rằng các cuộc đàm phán với các nhà đàm phán Nga đã cho thấy một số tín hiệu tích cực nhưng tuyên bố rằng "Nga không thể tin cậy được".

Sau cuộc hội đàm hôm 29/3 giữa các phái đoàn Ukraine và Nga tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Nga thông báo rằng nước này sẽ giảm đáng kể các hoạt động quân sự gần thủ đô Kyiv của Ukraine và thành phố Chernihiv ở phía bắc Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.


Mỹ và những nước khác trước đó bày tỏ sự hoài nghi trong thông báo của Nga.

Trong một bài phát biểu trên video vào 29/3, ông Zelensky cho biết "những hành động dũng cảm và hiệu quả" của quân đội Ukraine đã buộc Nga phải giảm quy mô tấn công xung quanh Kyiv và Chernihiv.

Ông cho biết Ukraine sẽ tiếp tục quá trình đàm phán "tùy mức độ" nhưng nhấn mạnh sự ngờ vực trong "lời nói đến từ các đại diện của đất nước tiếp tục tấn công để tiêu diệt chúng tôi".

Ông Zelensky cho biết các nhà đàm phán của Ukraine sẽ không thỏa hiệp "về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".

 

Phản ứng của Mỹ và đồng minh

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang chờ xem cách Moscow điều chỉnh sự hiện diện của quân đội ở Ukraine trước khi đánh giá ý định thực sự của Nga.

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Biden được hỏi liệu việc rút quân có phải là một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán đang cho thấy tiến triển hay chỉ là một dấu hiệu cho thấy Nga chỉ đang cố câu giờ để tiếp tục tấn công Ukraine.

"Chúng ta sẽ sớm biết," ông nói. "Tôi sẽ không nói bất cứ điều gì về nó cho đến khi tôi thấy hành động của họ".

Đối với các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, ông Biden cho biết các đồng minh phương Tây đều đồng thuận là "xem Nga có thể đề nghị điều gì".

 

Quân đội Mỹ trước đó cho biết họ đã phát hiện "một số lượng nhỏ" lực lượng mặt đất của Nga đang di chuyển khỏi khu vực Kyiv.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm 29/3 cho biết động thái này dường như là nhằm bố trí lại vị trí lực lượng Nga, "không phải là một cuộc rút lui thực sự".

Ông cho biết vẫn còn quá sớm để nói các chiến dịch của Nga có thể trải dài đến mức nào hoặc quân đội sẽ được bố trí lại tại đâu.

"Nó không có nghĩa là mối đe dọa đối với Kyiv đã kết thúc," ông nói. "Họ vẫn có thể gây ra các đợt tấn công lớn tại Ukraine, bao gồm cả Kyiv."

Ông cho biết Nga vẫn tiếp tục các cuộc không kích nhằm vào Kyiv.

 

Các quan chức phương Tây cho biết Nga đang tăng cường quân đội ở miền đông Ukraine, nhưng còn quá sớm để nói liệu tuyên bố của Moscow về việc thu hẹp các hoạt động xung quanh Kyiv có đúng hay không.

Các quan chức quân sự cho rằng Moscow đang tăng cường quân đội ở Donbas trong nỗ lực bao vây các lực lượng được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất của Ukraine - vốn đang tập trung ở khu vực phía đông.

Moscow cho biết giành quyền kiểm soát Donbas hiện là mục tiêu quân sự chính của họ ở Ukraine.

Một quan chức phương Tây giấu tên cho biết rõ ràng là Nga "thay đổi chiến thuật và chiến lược" nhưng vẫn chưa rõ Nga đang thực sự muốn làm gì.

Chính phủ Anh cũng bày tỏ sự hoài nghi về những tuyên bố về việc Nga đang thu hẹp quy mô và cam kết chấm dứt chiến tranh thông qua các cuộc đàm phán.

 

Max Blain, phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson, cho biết: "Chúng tôi sẽ đánh giá ông Putin và chính quyền của ông ấy bằng hành động chứ không phải bằng lời nói".

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm