Quốc tế

Đạn lập trình giúp Mỹ thay đổi cục diện chiến trường

Theo Defense News, Quân đội Mỹ đang phát triển súng phóng lựu sử dụng đạn lập trình chính xác mới với tên gọi Precision Grenadier System (PGS).

Hệ thống Tornado-S sẽ thay thế Tornado vào cuối năm 2027 / Tham vọng tấn công từ vũ trụ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

Hệ thống PGS là vũ khí di động, nhỏ gọn, có khả năng tích hợp vào các hệ thống vũ khí hiện có. Chúng đáp ứng khả năng tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. PGS dự kiến sẽ thay thế cho các dòng súng phóng lựu cầm tay M203 và M320 hiện có của Mỹ.

Dan lap trinh giup My thay doi cuc dien chien truong
Súng phóng lựu của Mỹ.

Lục quân Mỹ cho biết, PGS sẽ là hệ thống vũ khí cầm tay riêng biệt, được tích hợp máy tính để tăng độ chính xác, nhưng vẫn phải sử dụng được các loại đạn phóng lựu truyền thống (cỡ 30 và 40mm). Với cỡ nòng tiêu chuẩn 30mm, trọng lượng của mỗi đơn vị PGS vào khoảng 6,5kg và có tầm bắn hiệu dụng khoảng 1.000m.

PGS tiêu diệt mục tiêu bằng đạn bắn theo quỹ đạo cầu vồng hoặc trực xạ với khả năng sát thương mảnh văng hoặc nổ lõm tùy theo loại đạn được sử dụng. Với các loại đạn nổ định tầm, PGS còn có thể mở rộng mục tiêu tấn công là phương tiện thiết giáp hạng nhẹ hoặc các tổ hợp máy bay không người lái tầm thấp.

Thay vì nhắm bắn trực tiếp như các loại súng thông thường, người lính chỉ xác định khoảng mục tiêu gần nơi kẻ thù ẩn nấp, và bóp cò để những mảnh đạn tiêu diệt đôi phương.

Với PGS, để xác định khoảng cách tới mục tiêu, xạ thủ chiếu máy đo khoảng cách gắn trên súng đến bất cứ vị trí nào được xác định là có kẻ thù đang ẩn nấp. Nếu đối phương nấp trong công sự, thì xạ thủ có thể ngắm vào mục tiêu bất kỳ gần đó, như thân cây… Nhìn qua ống ngắm, xạ thủ sẽ ước lượng được khoảng cách từ vật ngắm đến mục tiêu.

Bằng thao tác ấn mớm cò súng, xạ thủ có thể cộng trừ khoảng cách mà máy đo xác định được. Khi viên đạn được bắn đi, máy tính mini gắn bên trong nó tự động đếm số vòng xoay của viên đạn để xác định quãng đường đã bay.

 

Thời điểm bắt đầu đếm là khi đạn vừa rời nòng với tốc độ là 210m/giây. Sau một quãng đường bay nhất định, tiếp cận sát mục tiêu, máy tính sẽ phát tín hiệu để ngòi nổ khai hỏa.

Đây chính là lý do tại sao PGS còn được biết đến dưới cái tên "hệ thống súng cá nhân bán tự động bắn đạn nổ trên không". Toàn bộ quá trình này diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 4 giây.

Tuy nhiên, cơ chế đếm vòng xoay của đầu nổ vẫn còn là điều tuyệt mật. Đặc biệt, việc chỉ cần cải tiến đạn của PGS đã có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ, thay vì sử dụng thuốc nổ mạnh để hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn kẻ địch, người ta tính đến khả năng biến những viên đạn đó thành công cụ gây ù tai, lóa mắt, hay dùng khí gas… nhằm khống chế đối phương.

Đó chính là hướng đi mới của đạn thông minh khi nó được sử dụng trong các tình huống giải cứu con tin, khống chế đối tượng, mà vẫn đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

 

Cùng với PGS, hiện các nhà phát triển Mỹ cũng đang tìm cách chế tạo ra một loại đạn tương tự có kích cỡ lớn hơn, khoảng 40mm. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu ứng dụng công nghệ sản xuất đạn súng PGS cho đạn pháo, sử dụng trong các đơn vị Hải quân.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm