Quốc tế

Đằng sau việc một số vũ khí công nghệ cao của Mỹ không hiệu quả ở Ukraine

Hoạt động gây nhiễu của Nga cũng ảnh hưởng đến các loại đạn dược hỗ trợ GPS khác, bao gồm JDAM phóng từ trên không và HIMARS phóng từ mặt đất.

Lính Ukraine tiết lộ điểm yếu chí tử khiến Abrams chỉ làm mồi cho drone Nga / Mỹ lo ngại Ukraine tấn công trạm radar hạt nhân của Nga

Theo tờ Kiev Post (Ukraine), các phương tiện truyền thông phương Tây, trích dẫn các báo cáo mật của Ukraine, cho biết đạn pháo Excalibur do Mỹ sản xuất và các loại đạn được hỗ trợ bởi GPS khác hiện không còn hiệu quả do khả năng gây nhiễu của Nga. Nhưng còn nhiều vấn đề hơn nữa đằng sau câu chuyện này.

Tờ New York Times (NYT) và Washington Post đưa tin, bất chấp những thành công ban đầu trên chiến trường, các vũ khí do Mỹ sản xuất được tăng cường bởi vệ tinh Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) để cập nhật vị trí ở Ukraine hiện dễ bị gây nhiễu bởi chiến tranh điện tử (EW) của Nga.

Các vũ khí bị ảnh hưởng có thể bao gồm đạn pháo Excalibur 155mm, Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), Đạn tấn công trực tiếp đồng loạt (JDAM) và đạn cho Hệ thống pháo phản lực phóng loạt động cao (HIMARS), cùng nhiều loại khác, tùy thuộc vào cách chúng hoạt động.

Một nguồn tin giấu tên được cho là quen thuộc với báo cáo mật đã nói với NYT rằng trong trường hợp xấu nhất, chỉ có một trong 19 viên đạn Excalibur bắn trúng mục tiêu, trong đó báo cáo cho biết chi phí cho mỗi cuộc tấn công thành công đã tăng vọt từ 300.000 USD lên 1,9 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2023.

Báo cáo được Washington Post trích dẫn: “Công nghệ Excalibur trong các phiên bản hiện tại đã mất đi tiềm năng của nó”.

Hai chỉ huy pháo binh Ukraine giấu tên nói với NYT rằng kết quả là Ukraine đã ngừng sử dụng những loại vũ khí này.

Một số loại đạn pháo của Mỹ cung cấp cho Ukraine được hỗ trợ bởi GPS đã giảm hiệu quả do gây nhiễu của Nga. Ảnh: TASS

Một số loại đạn pháo của Mỹ cung cấp cho Ukraine được hỗ trợ bởi GPS đã giảm hiệu quả do gây nhiễu của Nga. Ảnh: TASS

Hiệu suất suy giảm của Excalibur

NYT cho biết EW của Nga đã khiến đạn Excalibur của Mỹ không hiệu quả và đã được các nguồn tin trong quân đội Ukraine chứng minh.

Đạn Excalibur có tọa độ GPS của mục tiêu được nhập trước khi phóng. Giống như các vũ khí dẫn đường chính xác có hỗ trợ GPS khác, chúng được dẫn đường đến mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) cung cấp tọa độ vật lý của chúng khi cập nhật vị trí trong suốt thời gian bay tới mục tiêu.

Tuy nhiên, EW của Nga về mặt lý thuyết có thể phá vỡ khả năng nhận dữ liệu vệ tinh chính xác bằng cách gây nhiễu (làm giảm tín hiệu) hoặc giả mạo (cung cấp tín hiệu sai), khiến vũ khí sử dụng dữ liệu sai trong tính toán vị trí.

 

Một phân tích của Kiev Post được công bố vào tháng 4/2023, khi Excalibur được sử dụng rộng rãi ở Ukraine, đã khẳng định rằng các viên đạn được hỗ trợ bởi GPS có thể có tầm bắn lên tới 50 km và phạm vi sát thương trong vòng 4 mét.

NYT cho biết các báo cáo về Excalibur được tổng hợp dựa trên gần 3.000 quả đạn được bắn bằng pháo M777 do Mỹ cung cấp trên các mặt trận Kherson, Kharkov và Bakhmut trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 8/2023.

Kết quả cho thấy tỷ lệ trúng đích đã giảm từ 55% vào tháng 1/2023 xuống còn 6% vào tháng 8 cùng năm, khi cuộc phản công của Ukraine đang diễn ra mạnh mẽ - tuy nhiên, bài báo của Washington Post cũng chỉ ra rằng dữ liệu trong những tháng sau đó là không đầy đủ.

“Chúng tôi gặp một số vấn đề về độ chính xác”, một chỉ huy pháo binh của Lữ đoàn 45 hoạt động ở khu vực Donetsk nói với NYT về việc sử dụng Excalibur, đồng thời cho biết thêm rằng đơn vị của ông đã ngừng sử dụng chúng từ đầu năm 2023 do chúng không hiệu quả.

Washington Post cho biết thêm Ukraine đã ngừng sử dụng Excalibur trước khi Mỹ đình chỉ giao hàng một phần do việc tính toán và lập trình tốn nhiều thời gian, thay vào đó ưu tiên sử dụng đạn pháo tiêu chuẩn.

 

Bài báo không lưu ý rằng tính toán này rất quan trọng đối với vũ khí được sử dụng để đảm bảo nhắm mục tiêu thành công và việc Ukraine từ chối tuân theo các bước thủ tục này để đẩy nhanh việc triển khai tác chiến.

Ấn phẩm này cũng nói thêm rằng hiệu quả hoạt động của đạn dược dẫn đường do các quốc gia khác cung cấp - một số không được hỗ trợ bởi GPS - cũng trở nên kém hiệu quả hơn, mặc dù không rõ lý do.

Theo các báo cáo mật, hoạt động gây nhiễu của Nga cũng ảnh hưởng đến các loại đạn dược hỗ trợ GPS khác, bao gồm JDAM phóng từ trên không và HIMARS phóng từ mặt đất.

Tờ Washington Post, trích dẫn báo cáo, cho biết ngay sau khi JDAM được sử dụng ở Ukraine vào tháng 2/2023, tỷ lệ bắn trúng đã giảm trong vòng vài tuần sau khi khả năng "chống" nhiễu của nó bị phát hiện và khai thác, khiến chúng bắn trượt mục tiêu ở khoảng cách từ 20 m đến 1 km.

Tuy nhiên, theo Không quân Mỹ, vũ khí này có thể tấn công mục tiêu với bán kính sát thương 30 mét ngay cả khi không có sự hỗ trợ của GPS trong trường hợp lý tưởng.

 

Đối với HIMARS, những tuyên bố về tính không hiệu quả của nó do hoạt động gây nhiễu của Nga cũng được các nguồn quân sự chứng minh mà không cung cấp thông tin về ý nghĩa của việc gây nhiễu.

Mặc dù chúng có hiệu quả trong việc tấn công các kho đạn và sở chỉ huy phía sau chiến tuyến của Nga vào năm 2022, nhưng việc gây nhiễu của Nga đã cản trở hiệu quả của chúng kể từ năm 2023, khi một chỉ huy tiểu đoàn Ukraine giấu tên nói với Washington Post rằng ông đã chứng kiến HIMARS bắn trượt mục tiêu Nga liên tục thông qua máy bay không người lái trinh sát.

Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine đã xác nhận tuyên bố rằng HIMARS trở nên kém hiệu quả hơn do thiếu tín hiệu GPS bởi các hệ thống EW của Nga gây ra. Ông nói với tờ Washington Post: “Mọi thứ đã kết thúc: lực lượng Nga triển khai tác chiến điện tử, vô hiệu hóa tín hiệu vệ tinh và HIMARS trở nên hoàn toàn không hiệu quả”.

Trong khi Ukraine vẫn coi HIMARS là một loại vũ khí hiệu quả về tổng thể sau những cải tiến từ phương Tây, một quan chức Ukraine giấu tên khác nói với ấn phẩm rằng việc gây nhiễu của Nga vẫn ảnh hưởng đến hiệu suất của nó: “Ví dụ, khi mục tiêu một cầu phao, việc bắn chệch 10 mét sẽ khiến tên lửa rơi xuống nước”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm