Quốc tế

Đặt cược vào vũ khí hạt nhân: Ankara đang đàm phán bí mật với Pakistan

DNVN - Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan đang thảo luận ở cấp cao nhất về việc chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Ankara, điều này khiến truyền thông Ấn Độ lo ngại.

Ukraine thông báo chế tạo lô tên lửa 9N221F Typhoon-1 đầu tiên / Mỹ lên tiếng về các vấn đề của máy bay chống ngầm P-8A Poseidon

Theo các chuyên gia của Zeenews, để thực hiện các kế hoạch địa chính trị của mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã chú ý tới vũ khí hạt nhân.
Vào ngày 22 - 23 tháng 12 năm 2020, một cuộc họp thường kỳ đã được tổ chức trong khuôn khổ Nhóm Đối thoại Quân sự Cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ - Pakistan (HLMDG), trong đó ngoài hợp tác trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, các sắc thái của việc trao đổi công nghệ hạt nhân và tên lửa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan đã được thảo luận. Theo nguồn tin, trong các cuộc đàm phán bí mật, ông Erdogan đã đích thân đề nghị Tổng tư lệnh quân đội Pakistan - Tướng Bajwa, chia sẻ công nghệ hạt nhân với Ankara và được phía Pakistan đồng ý.

Tổng thống Erdogan từ lâu đã công khai tuyên bố ý định của mình đối với vũ khí hạt nhân và không che giấu điều đó: "Một số quốc gia có tên lửa hạt nhân, tại sao chúng ta không thể có? Tôi không thể chấp nhận điều này. Israel ở ngay bên cạnh và họ làm chúng tôi sợ hãi", nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hồi tháng 9 năm 2019.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan không che giấu tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: Zeenews.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan không che giấu tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: Zeenews.

Theo Zeenews, Islamabad từ lâu đã tham gia vào hoạt động buôn bán công nghệ vũ khí hạt nhân và Ankara đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh này. Dựa trên một số thông tin trên các phương tiện truyền thông, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sở hữu số lượng lớn các máy ly tâm hạt nhân được sản xuất tại Pakistan.

Cuộc họp tiếp theo của HLMDG được lên kế hoạch vào năm 2021 và những người trong cuộc báo cáo rằng cả hai nước đã cam kết đạt được mục tiêu nhất định vào thời điểm đó.

Theo công bố, ông Erdogan coi lực lượng hạt nhân và tên lửa của Pakistan là công cụ quan trọng để hiện thực hóa khát vọng địa chiến lược của mình. Việc trao đổi song phương về công nghệ quốc phòng và thiết bị quân sự - công nghiệp khiến hòa bình trong khu vực trở nên mong manh và thiếu ổn định.
Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm