Quốc tế

Đầu đạn hạt nhân 5kt không có nghĩa lý gì với Nga?

Giới chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ triển khai đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ trên tàu ngầm chỉ dùng để tấn công các nước không có vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân của Anh có sức hủy diệt mạnh cỡ nào? / Mỹ trang bị đầu đạn hạt nhân mới cho Trident

Mục đích chính là các quốc gia không vũ khí hạt nhân

Hoa Kỳ triển khai vũ khí mới trên các tàu ngầm chiến lược, các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ 5 kiloton. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, các đầu đạn như vậy được tạo ra "để kiềm chế Nga".

Tàu chiến đầu tiên mang tên lửa với đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là tàu ngầm hạt nhân Tennessee lớp Ohio. Hải quân Hoa Kỳ hiện có 18 tàu ngầm cùng loại thuộc lớp này, trong số đó 14 tàu mang 24 tên lửa Trident mỗi tàu. Bây giờ, một hoặc hai tên lửa mang đầu đạn W76-2 sẽ được triển khai trên tàu ngầm.

Đầu đạn hạt nhân W76-2 với sức công phá 5 kiloton đã được trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 2019. Nó được phát triển trên cơ sở đầu đạn 100 kiloton đã được chế tạo vào những năm 1980.

Điều đáng chú ý là các chuyên gia Mỹ chỉ phải mất chưa đầy một năm để phát triển chúng, thiết kế bắt đầu vào tháng 4 năm 2018 theo chỉ thị của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Lầu Năm Góc tuyên bố, vũ khí mới được thiết kế để cân bằng tiềm năng với Nga, vì Moscow sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Giới quân sự Mỹ tin rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Nga bị thất bại với vũ khí thông thường.

Theo các chiến lược gia, các tàu ngầm lớp Ohio sẽ trở nên đa năng hơn - tức là có thể đáp trả nếu đối phương sử dụng vũ khí chiến thuật, và cũng có thể tham gia vào các cuộc xung đột cục bộ.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia quân sự, “kiềm chế Nga” chỉ là vỏ bọc che giấu mục đích thực sự của việc Mỹ tạo ra đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.

Theo ý kiến của Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, đầu đạn W76-2 không có tác dụng gì với Nga, mà chủ yếu nhằm mục đích thực hiện tấn công vào các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, vị chuyên gia Nga nhận xét rằng, Hoa Kỳ chưa tìm ra cách nào khác để giải quyết các vấn đề của họ. Quyết định này của Mỹ làm gia tăng nguy cơ xung đột hạt nhân dọc theo biên giới Nga và có thể dẫn đến cuộc chiến toàn diện.

Theo ông, Nga chỉ nên phản ứng bằng các biện pháp ngoại giao bởi vì đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ trước hết đe dọa các quốc gia khác. Chắc chắn rằng, Nga sẽ không bị tấn công bằng những đầu đạn như vậy.

Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio SSBN-734 USS Tennessee ở Căn cứ tàu ngầm hải quân Kings Bay
Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio SSBN-734 USS Tennessee ở Căn cứ tàu ngầm hải quân Kings Bay

Mỹ làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân thế giới

Các nhà quan sát đều cho rằng, việc phát triển đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ mới tự nó là đáng báo động, vì điều đó hạ thấp đáng kể ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nhà phân tích chính trị quân sự Nga Alexander Perendzhiev lưu ý rằng, bằng cách này Hoa Kỳ tăng cường yếu tố tấn công bất ngờ. Ông Perendzhiev giải thích rằng, người Mỹ có thể sử dụng những tên lửa này, bởi trên thực tế, mối đe dọa như vậy rất khó để theo dõi.

Theo ông, bằng cách này Mỹ muốn gieo rắc nỗi sợ hãi giữa các quốc gia không có khả năng kỹ thuật để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm hạt nhân và không có hệ thống phòng thủ tên lửa đáng tin cậy.

 

Hiện nay, trong quá trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa không chỉ của Nga mà còn của các quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng như những quốc gia mà Nga đang bảo vệ, ví dụ như Syria, cần phải chú ý đến những thách thức mới”.

Vị chuyên gia cho biết, Nga có các tàu ngầm phù hợp và cũng có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên tàu ngầm. Đồng thời, các tên lửa của Nga khó có thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hoặc NATO. Nếu có một cuộc tấn công từ phía Mỹ, trong mọi trường hợp, sẽ có cuộc tấn công hạt nhân trả đũa.

Còn Chuyên gia về địa chính trị Konstantin Sokolov, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga, lưu ý rằng, việc sử dụng đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là một ý tưởng vô lý và nguy hiểm. Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ chắc chắn dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện.

Theo ông, Hoa Kỳ phá hoại toàn bộ cấu trúc an ninh toàn cầu. Họ làm như vậy để thực hiện chiến lược "hỗn loạn có kiểm soát", khi toàn bộ hệ thống các thỏa thuận quốc tế cần thiết cho sự chung sống của các dân tộc trên thế giới đứng trước bờ vực sụp đổ.

Theo các chuyên gia, trước đây trong kho vũ khí của Hoa Kỳ đã có khoảng một ngàn đầu đạn hạt nhân công suất thấp. Ví dụ, những tên lửa hành trình cho máy bay ném bom B-52, cũng như bom B-61.

 

Tuy nhiên, các máy bay mang tên lửa hạt nhân dễ bị phát hiện hơn so với tàu ngầm và cũng dễ bị tổn thương bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại; do đó, hiện nay Mỹ sẽ tăng cường lắp đặt các đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ trên các tàu ngầm hạt nhân.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm