Dấu hiệu Trung Quốc sớm sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-500 Prometheus
Hải quân Israel trang bị vũ khí tối tân cho tàu hộ vệ hạng nhẹ / Mỹ nói Iran "photoshop" bệ phóng tên lửa, phóng đại về khả năng quân sự
Hiện nay lực lượng phòng không Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi "cái bóng" rất lớn của Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay trong tư duy thiết kế.Các hệ thống tên lửa phòng không nội địa "Hồng Kỳ - HQ" của họ phần lớn được chế tạo dựa trên việc sao chép công nghệ từ những tổ hợp do Liên Xô và Nga phát triển.
Việc sao chép công nghệ và cả ăn cắp tin tình báo giúp Trung Quốc tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí phải bỏ ra cho công tác nghiên cứu khoa học.Mô hình hiện tại vẫn được Trung Quốc áp dụng không khác gì trước kia, đó là mua một vài tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến của Nga rồi "mổ xẻ" nhằm tìm hiểu bí quyết công nghệ.
Từ các hệ thống HQ-9 và HQ-16 "lấy ý tưởng" dựa trên S-300 và Buk, theo phán đoán không lâu nữa một thế hệ HQ tương tự S-400 sẽ được Trung Quốc cho ra mắt khi họ đã hiểu rõ các tổ hợp Triumf mà Nga vừa bàn giao.
Radar của tổ hợp tên lửa phòng không S-500 Prometheus
Trong tương lai xa hơn, Trung Quốc chắc chắn sẽ muốn nắm được những tính năng tác dụng chủ chốt từ hệ thống phòng không thế hệ mới nhất của Nga là S-500 Prometheus.Các chuyên gia quân sự Trung Quốc thuộc Tạp chí China Military hết sức ngưỡng mộ S-500, họ cho rằng đây là loại “vũ khí chết chóc nhất” của Nga.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận xét S-500 không có sản phẩm tương tự trên thế giới, bởi khả năng công nghệ của nó cho phép giải quyết một loạt các nhiệm vụ chiến đấu chưa từng có đối với loại vũ khí này, từ chống máy bay cho tới tên lửa đạn đạo.
Đạn tên lửa đánh chặn 77N6 của S-500 có thể bắn hạ bất cứ loại máy bay, tên lửa nào ở giai đoạn bay cuối cùng của chúng, đồng thời thực hiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa ở trong cũng như ở ngoài không gian.
Prometheus hứa hẹn sẽ trở thành tổ hợp đánh chặn trên không đầu tiên có khả năng tiêu diệt tên lửa siêu thanh. Tầm bắn của nó khoảng 600 km mặc dù không bằng SM3 nhưng tên lửa của Mỹ chỉ chuyên trách chống tên lửa đạn đạo liên lục địa mà thôi.
Ngay trong quá trình thử nghiệm thì S-500 đã cho thấy tầm bắn đáng kinh ngạc, điều này đã chính thức được ghi nhận, nó có thể đánh chặn các mục tiêu vận động ở tốc độ 7 km/s.
Một đặc điểm rất quan trọng và hữu ích của tổ hợp phòng không S-500 là khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên vũ trụ đang bay trong quỹ đạo gần Trái đất do nó mang đầu đạn lớn để tăng sức sát thương, chấp nhận tầm bắn bị giảm sút.
Các chuyên gia Trung Quốc kết luận rằng với S-500, Nga có thể vô hiệu hóa các hệ thống liên lạc và dẫn đường của đối phương ngay trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột sau khi bắn hạ các vệ tinh của họ trên quỹ đạo.
Đồ họa xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không S-500 Prometheus
Có thể thấy rõ ràng rằng Trung Quốc đang tỏ ra cực kỳ thèm muốn được sở hữu một hệ thống tên lửa phòng không tối tân đầy ưu việt như S-500 Prometheus của Nga.
Những lời lẽ "có cánh" của họ giống hệt như trước khi họ chính thức đặt mua S-400, do vậy rất nhiều khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ hỏi mua bằng được S-500 ngay sau khi Nga đưa vũ khí này vào biên chế.
Dự đoán với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình thì việc Bắc Kinh sớm sở hữu S-500 không phải vấn đề quá khó khăn, đây sẽ là một diễn biến cần đặc biệt lưu tâm trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?