Quốc tế

Cận cảnh siêu tàu sân bay Mỹ vừa bị cấm sử dụng

DNVN - Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ cấm sử dụng chiếc thứ 2 của siêu tàu sân bay lớp Ford mang tên JF Kennedy (CVN-79) do các vấn đề về máy phóng điện từ không tương thích với F-35C.

CLIP: Điểm yếu "chết người" trên tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc / Cận cảnh "trái tim" của chiến đấu cơ huyền thoại MiG-29

Được biết Ủy ban lực lượng vũ trang Quốc hội đã bao gồm điều khoản này trong dự thảo chính sách quốc phòng năm 2020. Tàu sân bay John F.Kennedy (CVN-79) - chiếc thứ 2 thuộc lớp siêu hàng không mẫu hạm Gerald Ford đang hoàn thiện tại xưởng đóng tàu Newport News ở Virginia, dự kiến sẽ được hạ thủy trước cuối năm nay, bàn giao cho hải quân vào năm 2024. Nguồn ảnh: Wikipedia

Được biết Ủy ban lực lượng vũ trang Quốc hội đã bao gồm điều khoản này trong dự thảo chính sách quốc phòng năm 2020. Tàu sân bay John F.Kennedy (CVN-79) - chiếc thứ 2 thuộc lớp siêu hàng không mẫu hạm Gerald Ford đang hoàn thiện tại xưởng đóng tàu Newport News ở Virginia, dự kiến sẽ được hạ thủy trước cuối năm nay, bàn giao cho hải quân vào năm 2024. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dẫu vậy, nếu không giải quyết được các vấn đề với tiêm kích hạm F-35C, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng sẽ thành

Dẫu vậy, nếu không giải quyết được các vấn đề với tiêm kích hạm F-35C, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng sẽ thành "sắt vụn". Nguồn ảnh: Airliners.net

Vấn đề nằm ở chỗ F-35C không thể cất cánh và hạ cánh trên boong tàu do không tương thích với hệ thống phóng máy bay điện từ EMALS (Electromagnetic Aircraft Launch System) và thiết bị bắt giữ tiên tiến AAG (Advanced Arresting Gear). Nguồn ảnh: Wikipedia

Vấn đề nằm ở chỗ F-35C không thể cất cánh và hạ cánh trên boong tàu do không tương thích với hệ thống phóng máy bay điện từ EMALS (Electromagnetic Aircraft Launch System) và thiết bị bắt giữ tiên tiến AAG (Advanced Arresting Gear). Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiện tại EMALS không thể ép xung F-35 đạt đến tốc độ yêu cầu. Trong các thử nghiệm được thực hiện với tàu sân bay, chỉ có máy bay F/A-18 Super Hornet và EA-19G Growler có thể cất cánh. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiện tại EMALS không thể ép xung F-35 đạt đến tốc độ yêu cầu. Trong các thử nghiệm được thực hiện với tàu sân bay, chỉ có máy bay F/A-18 Super Hornet và EA-19G Growler có thể cất cánh. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đây là sự cố kỹ thuật không thể chấp nhận với Quốc hội Mỹ - nơi duyệt chi ngân sách quốc phòng khổng lồ của Quân đội Mỹ đặt hàng tiêm kích tàng hình F-35C cũng như siêu tàu sân bay lớp Ford. F-35C được xem là tương lai của lực lượng không quân hạm Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đây là sự cố kỹ thuật không thể chấp nhận với Quốc hội Mỹ - nơi duyệt chi ngân sách quốc phòng khổng lồ của Quân đội Mỹ đặt hàng tiêm kích tàng hình F-35C cũng như siêu tàu sân bay lớp Ford. F-35C được xem là tương lai của lực lượng không quân hạm Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đó là chưa kể, có rất nhiều vấn đề khác đang xảy ra với chiếc đầu tiên tàu sân bay Ford (CVN-78). Người ta mới đây phát hiện rằng 11 thang máy đưa đạn dược từ dưới hầm lên boong không hoạt động bình thường hoặc thậm chí là không chạy được. Không thang máy, không có máy bay và đạn để chiến đấu, Ford hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đó là chưa kể, có rất nhiều vấn đề khác đang xảy ra với chiếc đầu tiên tàu sân bay Ford (CVN-78). Người ta mới đây phát hiện rằng 11 thang máy đưa đạn dược từ dưới hầm lên boong không hoạt động bình thường hoặc thậm chí là không chạy được. Không thang máy, không có máy bay và đạn để chiến đấu, Ford hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia

 

Các lỗi kỹ thuật này tiếp tục đẩy chương trình phát triển siêu hàng không mẫu hạm thế hệ mới cho Hải quân Mỹ vào bế tắc. Chưa biết chừng, sau F-35, Gerald R. Ford (CVN-78) trở thành dự án vũ khí đắt đỏ thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Các lỗi kỹ thuật này tiếp tục đẩy chương trình phát triển siêu hàng không mẫu hạm thế hệ mới cho Hải quân Mỹ vào bế tắc. Chưa biết chừng, sau F-35, Gerald R. Ford (CVN-78) trở thành dự án vũ khí đắt đỏ thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Siêu hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford theo thiết kế có lượng giãn nước toàn tải 100.000 tấn, dài 337m, rộng 41-78m, cao 76m, trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cho thời gian hoạt động 20-25 năm mới phải thay thanh nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Siêu hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford theo thiết kế có lượng giãn nước toàn tải 100.000 tấn, dài 337m, rộng 41-78m, cao 76m, trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cho thời gian hoạt động 20-25 năm mới phải thay thanh nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dù kích cỡ siêu lớn nhưng so với lớp tàu sân bay Nimitz trước đây, Ford được nâng cao khả năng tự động hóa giúp giảm thủy thủ đoàn xuống chỉ còn 2.600 người, số lượng máy bay mang theo 75-100 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dù kích cỡ siêu lớn nhưng so với lớp tàu sân bay Nimitz trước đây, Ford được nâng cao khả năng tự động hóa giúp giảm thủy thủ đoàn xuống chỉ còn 2.600 người, số lượng máy bay mang theo 75-100 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Có thể bạn quan tâm:
Thanh Nga
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm