Quốc tế

Điểm danh những loại tên lửa không đối đất hàng đầu thế giới

Dưới đây là 10 loại tên lửa không đối đất hàng đầu thế giới do trang Air Force Technology bình chọn.

Tướng Iran giải thích vì sao nước này có sức mạnh tên lửa ghê gớm / Typhoon được trang bị tên lửa có thể diệt cả S-500?

1

JASSM-ER là tên lửa không đối đất do tập đoàn Lockheed Martin phát triển chủ yếu dành cho lực lượng phòng vệ Mỹ. Tên lửa này hiện đang phục vụ trong Không quân Mỹ, Không quân Hoàng gia Australia, Không quân Ba Lan và Phần Lan. JASSM-ER nặng xấp xỉ 1.000 kg và có thể mang 1 đầu đạn nổ phân mảnh 450kg. Nó cũng có thể nhắm bắn các mục tiêu ở khoảng cách tối đa là 926km với độ chính xác khó tin. JASSM-ER tương thích với các chiến cơ B-1B, B-52, F-16 và F-15E.

anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 2
Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM là loại tên lửa được phát triển dựa trên JASSM-ER đã qua thực chiến. Loại tên lửa hạ âm này được trang bị hệ thống dẫn đường bán tự động và bộ dò tìm quang điện tử đa chế độ. LRASM mang một đầu đạn xuyên nổ phá mảnh nặng 450 kg với tầm bắn tối đa đạt 555 km, đồng thời có thể thâm nhập vào các hệ thống phòng không hiện đại.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 3
Taurus KEPD 350 là loại tên lửa không đối đất đang phục vụ trong lực lượng không quân Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Tên lửa hành trình phóng từ trên không này có thể mang một đầu đạn 2 tầng nặng 481 kg và phá hủy được các mục tiêu cố định và bán cố định trong mọi điều kiện thời tiết. Được trang bị động cơ phản lực đẩy, KEPD 350 có khả năng cơ động cao ở tốc độ cận âm.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 4
Tên lửa phóng từ trên không BrahMos là một biến thể của dòng tên lửa hành trình siêu thanh động cơ ramjet tầm trung do Tập đoàn BrahMos Aerospace phát triển với sự hợp tác giữa NPO Mashinostroyeniya của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ. Không quân Ấn Độ bắn thử tên lửa này từ chiến đấu cơ Sukhoi-30MKI vào tháng 11/2017. BrahMos phiên bản phóng từ trên không sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, định vị radar chủ động và hệ thống dẫn đường GPS/vệ tinh. Với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng, tên lửa siêu thanh này mang đầu đạn thông thường nặng tới 300 kg và tầm bắn tối đa là 300 km.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 5
RBS-15 Gungnir là một tên lửa chống hạm/tên lửa không đối đất tầm xa do Saab phát triển. Tên lửa này có chiều dài 4,35 m và nặng 810 kg khi mang hệ thống đẩy. RBS-15 mang theo một đầu đạn nổ nặng 200 kg với sức công phá lớn. Được trang bị động cơ phản lực, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trong điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường bị gây nhiễu nặng.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 6
Tên lửa không đối đất tăng tầm Kh-59MK2 là biến thể của tên lửa dẫn đường phóng từ trên không Kh-59M TV do Cục Thiết kế Kỹ thuật Nhà nước Radugauga của Nga phát triển. Kh-59MK2 có thể được tích hợp cho các máy bay như MiG-35, Su-30MK, Su-32, Su-35 và Su-24M. Tên lửa được định hướng bởi bộ dò tìm radar chủ động để tấn công các mục tiêu bề mặt phản radar với tầm bắn tối đa là 285 km trong cả điều kiện ngày lẫn đêm. Kh-59MK2 nặng 930 kg khi phóng và có thể mang đầu đạn xuyên phá nặng 320 kg.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 7
Tên lửa không đối đất Kh-35UE là một biến thể hiện đại của tên lửa phóng từ trên không Kh-35E. Loại tên lửa này đang phục vụ trong Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Kh-35UE được cải tiến cả về khả năng lẫn tầm bắn so với phiên bản tiền nhiệm của nó. Kh-35UE được dẫn đường bởi các hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, trang bị bộ dò tìm radar thụ động – chủ động nhằm đảm bảo độ chính xác tốt hơn và khả năng kháng nhiễu.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 8
Storm Shadow/SCALP là tên lửa tấn công tầm xa do MBDA phát triển nhằm đáp ứng các điều kiện thách thức của các cuộc tấn công được lập trình sẵn từ trước nhằm phá hủy các mục tiêu trên mặt đất di động cũng như cố định có giá trị cao. Tên lửa này đã được chứng minh qua thực chiến khi được triển khai trên các dòng máy bay Typhoon, Rafale, Mirage 2000 và Tornado. Với động cơ phản lực, tên lửa Storm Shadow có thể mang đầu đạn nổ/xuyên phá nặng tới 450 kg. Tên lửa này cũng có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa là 250 km.
anh: diem danh nhung loai ten lua khong doi dat hang dau the gioi hinh 9
Dòng tên lửa SOM do Roketsan sản xuất gồm có: SOM-A, SOM-B1 và SOM-B2, những tên lửa có thể được phóng từ các chiến đấu cơ F-4 và F-16. Dòng tên lửa này hiện đang phục vụ trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Không quân Azerbaijan. Tên lửa hành trình được đẩy bằng động cơ phản lực, với tốc độ cận âm là Mach 0,9. Nó có thể tấn công các mục tiêu hải quân di động hoặc cố định được bảo vệ nghiêm ngặt với tầm bắn tối đa là 250 km.
1

Tên lửa chống bức xạ Kh-58UShKE do Cục thiết kế Chế tạo máy Nhà nước Nga Raduga phát triển nhằm đối phó với các hệ thống radar của Hawk, Nike Hercules, Patriot và các tên lửa đất đối không khác. Tên lửa siêu thanh này có thiết bị dò radar thụ động và hệ thống kiểm soát bán tự động. Kh-58UShKE nặng 650 kg và được trang bị đầu đạn nổ sức công khá lớn nặng 149kg với tầm bắn tối đa đạt 245 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm