Quốc tế

Su-22 Việt Nam như "hổ mọc thêm cánh" khi được tích hợp tên lửa Python-5

DNVN - Nếu được trang bị bổ sung tên lửa Python-5, cường kích Su-22 của Việt Nam sẽ đủ sức giao chiến ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4 của đối phương trong cự ly ngắn.

Bất ngờ trước chiến hạm hơn 100 tuổi vẫn chạy tốt của Hải quân Nga / Việt Nam "nối gót" Ấn Độ mua Hybrid Biho Hàn Quốc làm cận vệ cho S-300?

Trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, nhờ số lượng lớn, các máy bay cường kích cánh cụp cánh xòeSu-22đang giữ vai trò xương sống của tác chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo bên cạnh Su-27/30.

Ngoài ra do MiG-21 đã chính thức ngừng bay, trong giai đoạn chuyển tiếp, Su-22 còn phải "gồng mình" đảm nhận thêm chức năng tiêm kích phòng không vốn không hề có trong thiết kế.Đây là nhiệm vụ hơi quá sức do xét về độ cơ động thì Su-22 thua xa MiG-21 và cũng chỉ có khả năng mang tên lửa đối không R-60 tầm bắn rất ngắn.

Cường kích Su-22UM3K của Việt Nam. Ảnh: Jetphotos.net.

Cường kích Su-22UM3K của Việt Nam. Ảnh: Jetphotos.net.

Nâng cấp năng lực không chiến cho Su-22 đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Tuy vậy, nếu hiện đại hóa toàn bộ lên chuẩn Su-22M5 lại không phải là một bài toán đơn giản vì chi phí yêu cầu tương đối cao.

Nhưng rất may hiện đã có một giải pháp khác được đánh giá có thể áp dụngtrên quy mô lớn, đó là trang bị bổ sung tên lửa Python-5 cho những "đôi cánh ma thuật" này.

 

Tên lửa không đối không R-60. Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa không đối không R-60. Ảnh: Wikipedia.

Trước tiên cần xem xét đặc điểm của tên lửa R-60, đây là loại vũ khí không chiến trong tầm nhìn điển hình, tầm bắn tối đacủa nó đạt 8 km.Nhưng trong thực tế, cần tính đến quãng đường thao diễn và khoảng cách để đầu dò tên lửa bắt được mục tiêu trước khi phóng, cho nên R-60 chỉ cho phép khai hỏa cách máy bay địch từ cự ly 500 m.

 

Tên lửa không đối không Python-5. Ảnh: Tập đoàn IAI.

Tên lửa không đối không Python-5. Ảnh: Tập đoàn IAI.

Còn đối với tên lửa Python-5, ngoài tầm bắn lên tới 20 km (gấp 2,5 lần R-60) thì chế độ "Lock on after launch - Khóa mục tiêu sau khi phóng" còn giúp phi công có thể khai hỏa từ cự ly xa, việc điều hướng tới vị trí dự đoán của mục tiêu được lập trình bởi thuật toán đặc biệt, sau đó đầu dò băng tần kép tối tân trên tên lửa sẽ hoàn tất quá trình công kích.

 

Điều cần thiết phải làm trên Su-22 chỉ là lắp đặt bổ sung ray phóng tương thích với tên lửa, nâng cấp một số trang thiết bị điện tử cũng như phần mềm để dẫn bắn Python-5.

Phía Israel cũng từng có ý định trang bị tên lửa Python-5 cho Su-22 khi họđã giới thiệu một gói nâng cấp sâu, ngoài hệ thống điện tử thì còn bao gồm cả thay cánh cụp cánh xòe bằng cánh cố định, làm lại sống lưng để chứa thiết bị điện tử mới, gắn thùng dầu phụ hòa nhập khí động và cần tiếp dầu trên không... nhưng dĩ nhiên Việt Nam không cần nhiều đến như vậy.

Phiên bản cường kích Su-22 mang tên lửa Python-5 do IAI - LAHAV của Israel thực hiện. Ảnh: Tập đoàn IAI.

Phiên bản cường kích Su-22 mang tên lửa Python-5 do IAI - LAHAV của Israel thực hiện. Ảnh: Tập đoàn IAI.

Theo số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, Việt Nam đã nhận được 125 tên lửa Python-5 kèm theo hệ thống phòng không SPYDER-SR. Ngoài cơ số phục vụ trực chiến, một phần dự trữ hoàn toàn có thể huy động sang để trang bị cho Su-22 khi thấy cần thiết.

 

Nếu bổ sung tên lửa Python-5, nhược điểm không có radar dẫn bắn của Su-22 sẽ được khắc phục và thậm chí còn đủ sức chiến đấu ngang ngửa vớiSu-27/30mang tên lửa R-73 trong không chiến quần vòng.

Tuy tầm bắn tối đa không bằng nhưng cự ly khai hỏa thực tế của Python-5 lại lớn hơn R-73,kết hợp với tốc độ cao gấp 1,6 lần cũng khiến cho khả năng lẩn tránh của tiêm kích đối phương trở nên vô cùng khó khăn.

Với những ưu điểm kể trên, hoàn toàn không quá khi nói rằngSu-22 của Việt Nam sẽ như "Hổ mọc thêm cánh" nhờ tên lửa Python-5, đây là phương án rất nên được đánh giá, cân nhắc và triển khai.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm