Quốc tế

Điểm yếu cốt lõi khiến THAAD liên tiếp bị S-400 qua mặt trên thị trường vũ khí

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - THAAD - là đối tượng được Mỹ đề nghị các đồng minh đặt mua nhằm thay thế S-400 Triumf của Nga, tuy nhiên mong muốn của Washington vẫn chưa thành hiện thực.

Vũ khí mới hé lộ khát vọng hiện đại hóa quân sự của Triều Tiên / Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt 192,3 tỷ USD

Hiện nay Mỹ đang phải đau đầu vì liên tiếp các đồng minh và đối tác quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ lại đang đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf do Nga chế tạo.
Hiện nay Mỹ đang phải đau đầu vì liên tiếp các đồng minh và đối tác quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ lại đang đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf do Nga chế tạo.
Bất chấp việc Washington đe dọa sẽ áp dụng Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp cấm vận - CAATSA, các quốc gia trên vẫn không thay đổi quyết định
Bất chấp việc Washington đe dọa sẽ áp dụng Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp cấm vận - CAATSA, các quốc gia trên vẫn không thay đổi quyết định.
Trước tình hình này, phía Mỹ đã buộc lòng phải đề nghị sẽ cung cấp cho 2 quốc gia trên Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - THAAD cực kỳ tối tân.
Trước tình hình này, phía Mỹ đã buộc lòng phải đề nghị sẽ cung cấp cho 2 quốc gia trên Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - THAAD cực kỳ tối tân.
Đây được xem là bước xuống nước chưa từng có của Mỹ vì THAAD vẫn là vũ khí thuộc hàng quốc bảo, chưa từng được cung cấp cho bất cứ đối tác quân sự nào.
Đây được xem là bước "xuống nước" chưa từng có của Mỹ vì THAAD vẫn là vũ khí thuộc hàng "quốc bảo", chưa từng được cung cấp cho bất cứ đối tác quân sự nào.
Tuy nhiên nỗ lực của Washington có vẻ như chưa đem lại hiệu quả cần thiết, đây cũng là điều dễ hiểu khi so với S-400 thì THAAD có một nhược điểm cực lớn.
Tuy nhiên nỗ lực của Washington có vẻ như chưa đem lại hiệu quả cần thiết, đây cũng là điều dễ hiểu khi so với S-400 thì THAAD có một nhược điểm cực lớn.
THAAD có chức năng của một tổ hợp phòng không được thiết kế chuyên để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm xa khi chúng bước vào giai đoạn xâm nhập trở lại bầu khí quyển.
THAAD có chức năng của một tổ hợp phòng không được thiết kế chuyên để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm xa khi chúng bước vào giai đoạn xâm nhập trở lại bầu khí quyển.
Đây là nhiệm vụ chủ chốt và gần như là chức năng duy nhất của THAAD, tuy cũng có thể sử dụng để bắn máy bay nhưng hiệu quả sẽ rất thấp vì khả năng cơ động thay đổi đường bay không phải thế mạnh của nó.
Đây là nhiệm vụ chủ chốt và gần như là chức năng duy nhất của THAAD, tuy cũng có thể sử dụng để bắn máy bay nhưng hiệu quả sẽ rất thấp vì khả năng cơ động thay đổi đường bay không phải thế mạnh của nó.
Trong khi đó, S-400 Triumf do Nga chế tạo lại là một hệ thống phòng không tầm xa đa năng, có khả năng chống tên lửa đạo đạo nhưng theo đánh giá thì không mạnh bằng THAAD.

Trong khi đó, S-400 Triumf do Nga chế tạo lại là một hệ thống phòng không tầm xa đa năng, có khả năng chống tên lửa đạo đạo nhưng theo đánh giá thì không mạnh bằng THAAD.
Tuy vậy, vai trò chính của S-400 lại là tạo lập chiếc ô phòng thủ bảo vệ các mục tiêu mặt đất tránh khỏi cuộc tập kích đường không bằng máy bay chiến đấu của đối phương.

Tuy vậy, vai trò chính của S-400 lại là tạo lập chiếc ô phòng thủ bảo vệ các mục tiêu mặt đất tránh khỏi cuộc tập kích đường không bằng máy bay chiến đấu của đối phương.

Các quốc gia như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù có nguy cơ phải đối mặt với cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhưng không thực sự lớn đến mức như Hàn Quốc - nước yêu cầu Mỹ triển khai THAAD để bảo vệ họ.

Các quốc gia như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù có nguy cơ phải đối mặt với cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhưng không thực sự lớn đến mức như Hàn Quốc - nước yêu cầu Mỹ triển khai THAAD để bảo vệ họ.

Lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ xác định các tiêm kích và oanh tạc cơ từ Trung Quốc hay một số quốc gia thù địch xung quanh mới thực sự là hiểm họa lớn nhất.
Lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ xác định các tiêm kích và oanh tạc cơ từ Trung Quốc hay một số quốc gia thù địch xung quanh mới thực sự là hiểm họa lớn nhất.
Các quốc gia trên vì vậy rõ ràng cần một hệ thống tên lửa phòng không đa năng mạnh về chống máy bay hơn là tổ hợp chuyên đánh chặn tên lửa như THAAD.
Các quốc gia trên vì vậy rõ ràng cần một hệ thống tên lửa phòng không đa năng mạnh về chống máy bay hơn là tổ hợp chuyên đánh chặn tên lửa như THAAD.
Đặc biệt hơn, lực lượng phòng không của Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang bị đánh giá là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo vệ lãnh thổ khi trong biên chế của họ chỉ có những khẩu đội tên lửa lạc hậu hoặc tầm ngắn.

Đặc biệt hơn, lực lượng phòng không của Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang bị đánh giá là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo vệ lãnh thổ khi trong biên chế của họ chỉ có những khẩu đội tên lửa lạc hậu hoặc tầm ngắn.
Mặc dù nắm trong tay lực lượng không quân mạnh nhưng để tạo nên sức mạnh tổng hợp thì chẳng thể nào bỏ qua việc trang bị hệ thống tên lửa phòng không đủ mạnh.
Mặc dù nắm trong tay lực lượng không quân mạnh nhưng để tạo nên sức mạnh tổng hợp thì
chẳng thể nào bỏ qua việc trang bị hệ thống tên lửa phòng không đủ mạnh.
Chính vì những lý do trên, việc Mỹ đề nghị đồng minh cũng như đối tác quân sự quan trọng hãy lựa chọn tổ hợp THAAD thay vì S-400 sẽ rất khó trở thành sự thật.
Chính vì những lý do trên, việc Mỹ đề nghị đồng minh cũng như đối tác quân sự quan trọng hãy lựa chọn tổ hợp THAAD thay vì S-400 sẽ rất khó trở thành sự thật.

Theo An ninh Thủ đô
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm