Quốc tế

Diễn đàn châu Á Bác Ngao kỳ vọng tìm tiếng nói chung

Ngày 28/3, tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc bắt đầu diễn ra các hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, còn được ví là "Diễn đàn Davos của châu Á".

FED có thể sớm hạ lãi suất / Tính năng có thể giúp tàu ngầm lớp Yasen của Nga vượt đối thủ Mỹ

Diễn đàn năm nay có chủ đề "Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức".

Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Tây Ban Nha cùng nhiều nhà lãnh đạo các nước, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, học giả, doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới tham dự. Dự kiến, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ phát biểu tại phiên khai mạc ngày 30/3.

Đứng trước nhiều thách thức của nềnkinh tế toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng, diễn đàn là một trong những nền tảng đối thoại để đưa ra nhiều ý kiến đóng góp vào quá trình giải quyết nhiều vấn đề về thách thức thế giới.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatayama nhấn mạnh: "Đối thoại và đàm phán là rất quan trọng và tôi nghĩ sẽ rất hữu ích để cung cấp một nền tảng cho đối thoại trên thế giới nhưDiễn đàn châu Á Bác Ngao. Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức và chúng ta nên ngồi lại với nhau để giải quyết".

"Chúng ta cũng đang phải đối mặt với các vấn đề ổn định tài chính gia tăng nên cần phải cùng nhau giải quyết. Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến rất nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những thách thức", ông Tommy Xie - Ngân hàng OCBC tại Singapore cho biết.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao kỳ vọng tìm tiếng nói chung - Ảnh 1.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao kỳ vọng tìm tiếng nói chung. Ảnh: VCG

 

Trong vòng 4 ngày từ 28 đến 31/3, diễn đàn diễn ra các hội thảo xoay quanh 4 chủ đề chính: "Phát triển và Toàn diện"; "Hiệu quả và An ninh"; "Khu vực và Toàn cầu"; "Hiện tại và Tương lai", cùng nhiều vấn đề về định hướng phát triển trong thời hậu COVID-19 cũng như tăng cường hợp tác cộng đồng quốc tế.

Ông Zara Uddin Mahmood - Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao - Trung Quốc cho biết: "3 năm qua đầy bất ổn vì COVID-19, sau đó là lạm phát, xung đột, chia rẽ địa chính trị. Vì vậy, việc tham dự của nhiều lãnh đạo, chuyên gia không chỉ ở châu Á mà nhiều nơi trên thế giới sẽ đóng góp nhiều ý kiến quý báu và đề xuất cách giải quyết những vấn đề này. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm được nhiều sự đồng thuận cho những giải pháp phía trước".

Một báo cáo tại Diễn đàn dự báo tăng trưởng GDP của châu Á năm nay đạt 4,5% so với 4,2% của năm ngoái. Bất chấp thị trường lao động toàn cầu xấu đi vào năm 2023, tình hình việc làm ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, có thể trở nên tốt hơn dự báo. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng góp 1/2 mức tăng trưởng của thế giới trong năm nay.

Là một động lực chính của nền kinh tế thế giới, các nền kinh tế châu Á đang đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế tổng thể vào năm 2023, khiến châu Á trở thành khu vực kinh tế nổi bật trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm