Điều gì xảy ra nếu Syria tấn công căn cứ Incirlik chứa bom hạt nhân Mỹ?
Quân đội Syria cảnh báo họ có thể thực hiện chính là tiến hành đòn tấn công đáp trả nhằm thẳng vào đất Thổ Nhĩ Kỳ, cụ thể mục tiêu sẽ là căn cứ không quân Incirlik, nơi đang có các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ triển khai.
F-16 Thổ Nhĩ Kỳ lập kỷ lục thế giới khi bắn hạ L-39 Syria? / Syria bắn hạ UAV đắt nhất, hiếm nhất và duy nhất của Ankara
Ước tính Mỹ đang bố trí tại căn cứ không quân Incirlik trên đất Thổ Nhĩ kỳ khoảng 150 đầu đạn cũng như bom hạt nhân loại B61-12 nhằm đề phòng tình huống xảy ra chiến tranh diện rộng.
Theo báo cáo mới nhất tại căn cứ Incirlik đang có 50 quả bom hạt nhân B61-12.
Tuy vậy sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria đã đẩy cuộc xung đột giữa hai nước thành ác liệt, và quân đội chính phủ của tổng thống Assad đã đe dọa tấn công vào căn cứ có triển khai bom hạt nhân này.
Cụ thể, truyền thông Syria dẫn lời các quan chức quân sự cấp cao tại Damascus cảnh báo rằng nếu các hành động leo thang của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp diễn thì họ sẽ đưa ra câu trả lời thích đáng.
Động thái mà quân đội Syria có thể thực hiện chính là tiến hành đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhắm thẳng vào căn cứ không quân Incirlik.
Giới quan sát lo ngại, nếu một cuộc tấn công được phát động từ phía Syria nhắm thẳng và làm nổ kho bom hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ, đó sẽ là tai họa thảm khốc.
B61-12 hiện là loại bom hạt nhân tiêu chuẩn trang bị trên các loại máy bay của quân đội Mỹ.
Do được thiết kế để có thể triển khai trên các chiến đấu cơ kể cả chiến đấu cơ tàng hình nên kích thước của loại bom này khá gọn.
Chúng trọng lượng chỉ 320 kg; chiều dài 3,56 m; đường kính 33 cm.
Đương lượng nổ của bom B61-12 có các tùy chọn 0,3 kT; 1,0 kT; 1,5 kT và mức cao nhất lên tới 50 kT, như vậy loại bom này có thể được xếp vào vũ khí chiến lược khi mang đầy đủ sức mạnh.
B61-12 lại có độ chính xác cực cao, gấp 3 lần so với các loại bom tiền nhiệm là bom B61-11.
Thế nhưng, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là khoảng trên dưới 20m (còn B61-11 là 170m).
Đây là một con số cực kỳ ấn tượng. Với độ chính xác này không cần thiết phải trang bị đương lượng nổ lớn cho loại bom này vẫn có thể đạt được hiệu suất diệt mục tiêu tối đa.
Tuy vậy giới quan sát lo ngại cuộc tấn công của Syria sẽ làm phát nổ kho bom này, nhưng các ý kiến phân tích khác lại không đồng quan điểm.
Họ cho rằng bom hạt nhân của Mỹ không dễ dàng bị kích nổ vì cơ chế hoạt động đặc biệt với loại đầu nổ chuyên dụng, các quả bom thường chỉ được lắp đầu nổ khi bước chân vào cuộc chiến.
Thứ đến các hầm chứa bom hạt nhân được thiết kế đặc biệt để có thể chống chọi được với cả cuộc tấn công hạt nhân, vì vậy với đầu nổ nặng 450k của tên lửa đạn đạo Tochka-U sẽ khó nòng xuyên thủng tới tầm hầm chứa bom.
Vì vậy khả năng cuộc tấn công nếu có của Syria vào căn cứ này cũng không thể kích nổ kho bom hạt nhân tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo