Hệ thống phòng không khét tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp đe dọa máy bay Nga-Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định triển khai thêm dòng tên lửa phòng không HİSAR tới Syria để tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ và trực tiếp đe dọa máy bay liên quân Nga-Syria.
Sự thật không ngờ về việc "F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bỏ chạy khi bị MiG-29 Syria truy kích" / "Gà nhà loạn đả", Thổ Nhĩ Kỳ mất kiểm soát ở tây bắc Syria: Bờ vực sụp đổ?
Giới quan sát nhận thấy Ankara đã bí mật triển khai các hệ thống phòng không tầm trung và tầm thấp do nước này tự chế tạo nội địa tới khu vực chiến sự Idlib ở Tây Bắc Syria.
Trong số này có hệ thống tên lửa phòng không HISAR bao gồm phiên bản tầm thấp HİSAR-A và phiên bản tầm trung HİSAR-O.
Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, chính hệ thống này đã bắt hụt chiến đấu cơ Su-22 vừa qua.
Việc bí mật triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không này là một phần kế hoạch của Chiến dịch Lá chắn Mùa Xuân được Thổ Nhĩ Kỳ phát động nhằm vào liên quân Nga-Syria ở phía Idlib.
Sự hiện diện của các hệ thống phòng không HİSAR sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng không cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Đồng thời những hệ thống này có thể trở thành mối lo ngại hàng đầu cho các chiến đấu cơ Syria và có thể là cả Nga.
Nga từng tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ hội quân với nhóm khủng bố, nguồn tin chiến trường cũng cho thấy Ankara đã chuyển nhiều vũ khí hiện đại cho các nhóm đối lập thân nước này tại Syria, không loại trừ khả năng hệ thống phòng không HISAR cũng sẽ được chuyển giao cho lực lượng đối lập Syria.
HISAR là tổ hợp tên lửa phòng không di động rất tiên tiến do 2 tập đoàn công nghiệp quốc phòng Aselsan và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chế tạo, chúng gồm phiên bản tầm ngắn HISAR-A và tầm trung HISAR-O.
Các tổ hợp tên lửa phòng không HISAR bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2008 để thay thế những khẩu đội MIM-23 Hawk thế hệ cũ do Mỹ sản xuất.
Phiên bản tầm trung HISAR-O sử dụng khung gầm xe tải Mercedes-Benz với tổng cộng 6 ống phóng, trong khi biến thể tầm ngắn HISAR-A được đặt trên khung xe FNSS ACV-30 với 4 ống phóng.
HISAR-A đạt tầm bắn tối thiểu 2 km, tối đa 15 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 30 m tới 5 km. Trong khi HISAR-O có tầm bắn tối đa lên tới trên 25 km, tối thiểu 3km, hạ mục tiêu bay thấp chỉ 15m tới cao nhất 15km.
Tên lửa HISAR-A được phóng đi từ bệ phóng nghiêng, còn HISAR-O được triển khai từ bệ phóng thẳng đứng, cho khả năng bao quát toàn cảnh đủ 360 độ.
Hệ thống dẫn đường của HISAR cũng khá đặc biệt khi nó kết hợp chế độ bay theo dẫn đường của đài radar điều khiển hỏa lực trong giai đoạn đầu và sử dụng đầu dò hồng ngoại khi công kích.
Ngoài phiên bản đặt trên xe tải bánh lốp, Thổ Nhĩ Kỳ còn cho ra đời biến thể HISAR-O sử dụng khung gầm xe thiết giáp bọc thép bánh xích tích hợp luôn radar dẫn bắn, cho khả năng độc lập tác chiến cao.
Hiện thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ đã bị đổ vỡ chỉ sau vài tiếng ký hết, chiến trường vẫn sẽ rất phức tạp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo