Độc quyền tên lửa BrahMos nhưng muốn xuất khẩu, Ấn Độ vẫn phải... xin phép Nga
Mặc dù là quốc gia duy nhất trên thế giới sản xuất tên lửa BrahMos, Ấn Độ vẫn phải xin phép Nga mỗi khi xuất khẩu loại tên lửa này cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chiến cơ F-2 cùng tên lửa ASM-3: "Cặp bài trùng" Nhật Bản có phù hợp với Việt Nam? / Nga bất ngờ đưa loại tên lửa "xịn hơn S-400" vào trang bị
Theo thông tin được tờ Sputnik của Nga đăng tải, mặc dù Ấn Độ là quốc gia duy nhất hiện đang sản xuất tên lửa BrahMos, tuy nhiên nước này vẫn phải "hỏi ý kiến" của Nga mỗi khi muốn xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đơn giản là do loại tên lửa hành trình này được Nga phối hợp nghiên cứu cùng với Ấn Độ. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, rất nhiều công nghệ độc quyền đã được Nga chuyển giao cho phía Ấn Độ và tất nhiên kèm theo đó là không ít điều kiện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nga cũng từng lên tiếng khẳng định rằng mối quan hệ đối tác chiến lược của quốc gia này với Trung Quốc sẽ không đồng nghĩa với việc xuất khẩu các loại tên hành trình - có nghĩa là, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ không được quyền sở hữu tên lửa BrahMos trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thông tin được truyền thông Ấn Độ đăng tải, hiện tại đang có ít nhất 14 quốc gia trên thế giới tỏ ra quan tâm tới loại vũ khí này, trong đó bao gồm rất nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Philippines đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á và trên thế giới sở hữu loại tên lửa hành trình BrahMos này. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, Philippines chỉ có thể sở hữu tên lửa BrahMos nếu như Moscow gật đầu cho phép Ấn Độ xuất khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc Trung Quốc bị gạt ra khỏi các quốc gia được quyền mua tên lửa BrahMos, rất nhiều các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục để mặt tới loại tên lửa chống hạm này và coi đây như một thứ vũ khí "độc quyền", đặc biệt là trong lúc Trung Quốc vẫn chưa có loại vũ khí nào tương tự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, các phiên bản đang được hoàn thiện của tên lửa BrahMos như phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên không hoặc triển khai từ tàu ngầm cũng hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai "xuất khẩu" rất hứa hẹn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại, đã không dưới một lần Ấn Độ nhắc tới việc chào bán tên lửa hành trình chống hạm BrahMos tới Việt Nam. Tuy nhiên có vẻ như chúng ta vẫn chưa quyết định có sở hữu loại tên lửa này trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
BrahMos là loại tên lửa chống hạm tầm trung, có giá mỗi quả 2,7 triệu USD và được Ấn Độ đưa vào trang bị lần đầu tiên hồi tháng 11/2016. Các phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa này bị thu bớt tầm bắn tối đa so với trên các phiên bản sử dụng nội địa. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo