Mỹ "chơi sốc" khi chi tiền mua tên lửa mồi bẫy mà Nga rất "kị"
Không quân Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 118 triệu USD với hãng Raytheon mua tên lửa mồi bẫy MALD-J - vũ khí chuyên dùng đối phó với phòng thủ Nga.
Pantsir-S1 bị áp chế khi đánh chặn tên lửa Israel? / Tên lửa đạn đạo Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á hiện diện giữa thủ đô Hà Nội
Theo UPI, toàn bộ lô vũ khí này sẽ được giao xong vào 30/6/2020. Được biết, đây là lô hàng thứ 9 mà Raytheon giao cho Không quân Mỹ. Việc không quân nước này mua sắm tên lửa MALD-J không gì khác ngoài mục đích đối phó với hệ thống phòng không kiểu như S-300/400 và cả S-500 trong tương lai của Nga.
Vậy, hệ thống MALD-J hoạt động thế nào trong nhiệm vụ khắc chế phòng không Nga? Theo Tướng Martin Dempsey, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, một mình tên lửa MALD-J sẽ không thể làm nên chuyện và vũ khí này phải phối hợp với tên lửa HARM, JSOW mới có thể triệt hạ được hệ thống phòng không hiện đại của Nga.
Vậy các tên lửa này có thể hạ hệ thống phòng không bằng cách nào? Theo Không quân Mỹ, tên lửa MALD-J có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được các mục tiêu thật/giả.
MALD-J được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến. Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu.
Ngoài ra, MALD-J cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit. Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD-J có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay của Nga như S-300 và S-400.
Sau khi hệ thống phòng không của đối phương bị gây nhiễu và không phân biệt đâu là mục tiêu thật giả, tên lửa AGM-88 HARM chống radar bắt đầu nhập cuộc. Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.
Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, tên lửa (bom liệng) JSOW tiếp tục nhập cuộc. Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 130km ở chế độ bay cao. AGM-154 JSOW cho phép những tiêm kích của Mỹ được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ, hệ thống phòng không của đối phương. Với đòn tấn công phối hợp này, giới quân sự Mỹ tin rằng việc phá hủy các hệ thống phòng thủ Nga không phải là nhiệm vụ quá khó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo