Quốc tế

Đội bay F-16I chuyên không kích Syria nhận 'sổ hưu'

Theo Times of Israel, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã quyết định cho toàn bộ Phi đội 117 với những chiếc tiêm kích F-16I nghỉ hưu.

Su-57 Nga 'vượt cửa ải' đầu tiên đầy ngoạn mục: Đã lâm trận ở Syria, khách hàng còn chờ gì? / Phòng thủ Syria thay đổi được gì khi S-300 lại trực chiến?

Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2020. Kế hoạch dài hạn của IDF nằm trong chương trình mang tên Momentum được IDF đưa ra hồi tháng 2. Trong đó, IAF đã đưa ra một loạt các quyết định cắt giảm các hệ thống cũ, bên cạnh việc mua lại và phát triển các hệ thống mới tiên tiến hơn.

Ngay khi quyết định được thông qua hôm 12/5, Thiếu tướng Amikam Norkin, chỉ huy của IDF đã thông báo chính thức đến các chỉ huy của Phi đội 117 về quá trình ngừng hoạt động.

Tiêm kích F-16 Israel.

Tiêm kích F-16 Israel.

Vị tướng này tiết lộ, trong quá trình hoạt động (bắt đầu từ năm 1953 đến nay), Phi đội 117 đã tham chiến ở mọi cuộc chiến lớn trong lịch sử đất nước. Phi đội 117 là phi đội đầu tiên trên thế giới bắn hạ máy bay địch bằng F-16 (năm 1981), và là phi đội đầu tiên trên thế giới bắn hạ một chiếc MiG-23 (năm 1982), quân đội Israel chi tiết.

Một sự kiện nổi bật là Phi đội F-16 đã tham gia vào Chiến dịch Opera - cuộc không kích gây tranh cãi năm 1981 do IAF thực hiện trên một lò phản ứng hạt nhân của Iraq trong giai đoạn xây dựng. Và những cuộc không kích vào mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria thời gian qua, phần lớn do chiến đấu cơ thuộc Phi đội 117 thực hiện.

Nguyên nhân Phi đội 117 nghỉ hưu đã được IDF nói khá rõ ràng và đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng theo giới chuyên gia, quyết định này chỉ mới được thông qua sau khi lãnh đạo của IDF đánh giá lại hiệu quả hoạt động của tiêm kích F-16 thuộc phi đội này khi tham chiến tại Syria.

Cụ thế, trong các hoạt động gần không phận và bay vào lãnh thổ Syria kể từ năm 2016 đến nay, tiêm kích F-16 đã không thể gây dược bất ngờ cho đối thủ như trước dù chiến thuật bay thấp vẫn được hiện.

 

Nguồn tin này cho biết, tất cả những chuyến bay của tiêm kích F-16 đều bị phòng không Syria phát hiện, trong đó có ít nhất hơn 10 lần bị khóa mục tiêu và một lần bị bắn hạ hồi đầu năm 2018.

Vấn đề nghiêm trọng hơn với F-16 Israel là khi không thể khiến đối phương bất ngờ nên chúng có thể dễ dàng rơi vào bẫy do Syria giăng sẵn. Đây chính là nguyên nhân khiến trong những lần không kích Israel thực hiện nhằm vào Syria từ đầu năm 2020 đến nay, F-16 đã không còn được sử dụng.

Vụ bắn rơi F-16 nói trên là lần đầu tiên Syria bắn hạ thành công một tiêm kích Israel trong gần 40 năm qua, kể từ vụ tiêm kích nước này bắn trượt phi cơ chiến đấu Israel ngày 25/5/1983. Nó cho thấy tên lửa phòng không lạc hậu của Damascus vẫn đủ sức tiêu diệt khí tài hiện đại của đối phương nếu sử dụng chiến thuật hợp lý.

Ông Tel Inbar, giám đốc Trung tâm Không gian và UAV thuộc Viện Fisher, khẳng định đây là hồi chuông cảnh tỉnh với không quân Israel.

Nếu không tìm ra biện pháp khắc phục, Tel Aviv sẽ phải đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề trong trường hợp nổ ra xung đột toàn diện với Damascus và các đồng minh trong tương lai, điều từng xảy ra trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm