Quốc tế

Phòng thủ Syria thay đổi được gì khi S-300 lại trực chiến?

Truyền thông Trung Đông vừa đồng loạt đăng tải hình ảnh vệ tinh cho thấy, hệ thống S-300 của Syria được triển khai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Binh sĩ Nga nhận được bao nhiêu tiền khi tham chiến tại Syria? / Su-34 Nga hủy diệt radar của phiến quân tại Syria

Hình ảnh được công bố cho thấy, hệ thống S-300 Syria đang được triển khai với đầy đủ các thành phần với radar, tên lửa đặt trên bệ phóng, xe tiếp đạn... những thành phần cấu thành một hệ thống hoàn chỉnh để triển khai chiến đấu.

Hiện không rõ địa điểm cụ thể bức ảnh được ghi lại nhưng theo giới quan sát, nhiều khả năng hình ảnh được thực hiện tại Masyaf. Bởi cách bố trí các hệ thống và thực địa tại nơi triển khai rất giống với bức ảnh về sự xuất hiện của S-300 tại Masyaf trước đó.

Phong thu Syria thay doi duoc gi khi S-300 lai truc chien?
Hệ thống S-300 được cho là triển khaitại Masyaf.

Như vậy đây là lần thứ 2 hệ thống S-300 Syria được triển khai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ cuối năm 2019. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những chiến đấu cơ Israel sẽ rất khó để có thể xâm nhập không phận Syria như trước đây.

Được biết, khu vực mà các bệ phóng S-300 được bố trí có rất nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng của Syria. Khu vực này từng nhiều lần bị máy bay Israel không kích nhiều lần vì bị nghi là nơi sản xuất vũ khí chính xác cho dân quân Hezbollah thân Iran.

Như vậy, hiện nay ở Masyaf đã có sự hiện diện của hệ thống pháo tên lửa Pantsir-S1 và S-300 - hệ thống phòng không này được triển khai cách nhau khoảng trên 1km để tăng cường khả năng phòng thủ tầm gần.

Về lý thuyết, phòng không đã có thể đánh chặn những mục tiêu xa tới gần 200km nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, kể cả khi đã được triển khai và có thể khai hỏa nhưng phòng không Syria vẫn khó thay đổi được gì khi ngắn chặn chiến đấu cơ Israel.

Bởi thực tế, S-300 Syria không hề được trang bị loại đạn có tầm bắn 200km như những gì được Nga công bố trước đó.

 

Cụ thể, thay vì các tên lửa tầm xa được cho là 5V55U và 48N6E2 có tầm bắn lần lượt là 150 và 200 km, S-300 của Syria chỉ được trang bị tên lửa tầm trung 5V55R có bán kính tấn công 75 km.

Điều này khiến nó khó có thể bắn trúng mục tiêu ngay cả trên không phận lãnh thổ Syria, còn khi tiêm kích Israel xuất hiện tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Lebanon thì rõ ràng S-300 Syria chỉ có thể đứng nhìn.

Chính vì lý do này mà các hệ thống phòng không S-300 Syria chưa được sử dụng, bất chấp việc các máy bay chiến đấu của Israel thường xuyên tấn công vào lãnh thổ Syria ngay cả từ không phận nước này trong thời gian qua.

Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến Quân đội Syria tiếp tục sử dụng các hệ thống phòng không khác, đặc biệt là Buk-M2E và Pantsir-S1, đơn giản hơn về mặt sử dụng, đồng thời có tính cơ động cao hơn nhiều so với S-300.

Vì vậy, ngay cả khi S-300 thực sự tham chiến, phòng không Syria cũng khó có thể cải thiện được sức mạnh.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm