Đối đầu quân sự Nga - Mỹ : Đột phát sức mạnh vũ khí hạt nhân chiến thuật mới
Lầu Năm Góc muốn Nga đưa các vũ khí hạt nhân mới nhất vào Hiệp ước START-3 / Vũ khí gây gián đoạn thị lực và ảo giác 5P-42 Filin
Theo CNN, trong suốt chuyền thăm của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã giám sát một cuộc tập trận, trong đó kịch bản bao gồm: lực lượng quân sự Nga đã dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đối phó với NATO trong xung đột tại châu Âu và sau đó, Mỹ đã phát động một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa.
"Kịch bản bao gồm các tình huống ở châu Âu trong bối cảnh cuộc chiến tranh với Nga diễn ra và Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp nhằm đối phó trên một căn cứ của lãnh thổ NATO và sau đó là thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra quyết định bằng cách nào để đối phó", một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ nói với báo chí vào ngày 21/2.
"Moscow đã tấn công chúng tôi với vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp và trong thời gian tập trận, chúng tôi đã mô phỏng phản ứng đối phó bằng vũ khí hạt nhân", quan chức này nói thêm.
Trong khi một quan chức quốc phòng Mỹ mô tả cuộc tập trận tổ chức theo định kỳ thì kịch bản trò chơi chiến tranh bày tỏ căng thẳng của Lầu Năm Góc rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhỏ hơn trong suốt xung đột ở sườn phía đông NATO.
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang nỗ lực hiện đại hóa và thúc đẩy các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân, trong đó bao gồm việc bổ sung vũ khí hạt nhân lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ - các động thái mà giới quan sát và nghị sĩ Đảng Dân chủ chỉ trích rằng đây là động thái chạy đua vũ khí hạt nhân mới hoặc có thể là gia tăng kho vũ khí hạt nhân. Phía Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng đây là động thái mới nhất nhằm đối phó với các nỗ lực của Nga.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, Nga liên tục duy trì lên tới 2000 vũ khí hạt nhân chiến lược hoặc vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp mà có thể sử dụng đa dạng.
"Moscow có khoảng 2000 vũ khí hạt nhân trong tổng số các loại vũ khí và điều này không chỉ là những con số mà là các loại khác nhau. Nga đã dùng loại vũ khí này để thử nghiệm trên không và trên biển, hầu hết là các hệ thống chiến thuật hoặc hệ thống thông thường đều có khả năng kép", một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết khi nhắc đến Hiệp định các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó cả Washington và các đồng minh NATO cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước này.
Lần đầu tiên Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân mới trong nhiều thập kỷ
Chính sự chênh lệch này đã khiến chính quyền Tổng thống Trump phát triển và gần đây triển khai vũ khí hạt nhân mới đầu tiên trong nhiều thập kỷ, đó là vũ khí hiệu suất thấp được phóng từ tàu ngầm có tên là W76-II.
"Việc ngăn chặn bắt nguồn từ việc kết hợp giữa uy tín và năng lực. Mọi thứ cần phải có hướng giải quyết đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân mọi cấp độ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nói rằng phải có cách giải quyết, không chỉ cảm thấy mà phải chỉ ra ở một cách nào đó", quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
"Điều này không đủ để nói rằng, bạn phải chỉ ra điều này và vì thế, sự ra đời của W76-II có thể giải quyết theo hướng nhanh nhất và chi phí ít nhất đối phó với Nga trước các thách thức có thể xảy ra bất kỳ lúc nào", ông nói.
"Điều thực sự có thể giúp chúng tôi tỉnh táo là khi chúng tôi có thể tiến thành đánh giá các vũ khí hạt nhân. Điều đó được hiểu cách đánh giá không phải chỉ đưa ra các hệ thống vũ khí đơn thuần mà phải là các vũ khí hạt nhân chiến thuật có khả năng đối phó với các vũ khíhạt nhân", quan chức này nói.
Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018 của Mỹ đã yêu cầu đòi hỏi Washington phát triển vũ khí hiệu suất thấp cùng với các tên lửa hành trình phóng từ biển.
Các quan chức quốc phòng cho biết, Lầu Năm Góc đang cân nhắc xem liệu có nên theo đuổi tên lửa hành trình hay không và nếu quyết định, sẽ phải cần mất 7-19 năm để chế tạo ra nó.
Các đồng minh lo lắng
Trong khi quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng nói rằng các đồng minh Mỹ, đặc biệt là các quốc gia châu Á ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp phóng từ tàu ngầm bởi vì châu Á đang thiếu vũ khí hạt nhân thì các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ đã nói rằng một số đồng minh châu Âu lại bày tỏ lo lắng rằng các loại vũ khí này có thể hạn chế năng lực sử dụng vũ khí hạt nhân.
"Chúng tôi đã thảo luận về vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp và đưa ra các ý kiến khác nhau về loại vũ khí này. Vì vậy chúng ta cần phải nói về các khác biệt của nó. Tôi giải thích quan điểm của chúng tôi và họ sẽ tự giải thích quan điểm của họ", ông John Hyten- Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết.
Các lo lắng đặt ra là liệu có ảnh hưởng đến giới hạn sử dụng vũ khí hạt nhân?
Ông Hyten giải thích rằng, tôi tin tưởng mạnh mẽ và tôi nghĩ chúng ta đã nói về nó trước đó rằng thực sự có khả năng ngăn cản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi muốn giải thích rõ cho các đồng minh của chúng tôi là Anh và Pháp rằng, lý do chúng tôi có vũ khí hạt nhân là nhằm ngăn chặn các đối thủ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Các quan chức Mỹ khẳng định rằng, Mỹ không theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang mới với Nga cùng với đó là rằng toàn bộ vũ khí hạt nhân trong kho của Mỹ không hề tăng lên mà chỉ là thay thế các vũ khí quá cũ kỹ của nước này
"Chúng tôi không gia tăng các vũ khí chiến lược nhưng Nga đã sẵn sàng gia tăng các vũ khí hạt nhân chiến thuật và điều này khiến Mỹ phải có hành động", một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Khi được hỏi về việc Mỹ liệu có đang trong cuộc chạy đua vũ khí với Nga hay không, ông Hyten cho biết: "Tôi không hề thích điều này bởi vì nếu muốn tiếp tục cạnh tranh và liên quan đến quân đội, giồng như được hiểu là cuộc chạy đua vũ khí là chuyện sai lầm".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này