Quốc tế

Vũ khí phương Tây bất lực khi đối đầu Armata?

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo kế hoạch tăng cường lực lượng tăng thiết giáp bằng cách mua mới, trong đó có số lượng lớn tăng Armata.

Vũ khí gây gián đoạn thị lực và ảo giác 5P-42 Filin / Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng phủ nhận Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020

Các đơn vị chiến đấu Nga sẽ bắt đầu được tiếp nhận xe tăng T-90M ngay trong năm 2020. Đến giai đoạn năm 2027, sẽ có khoảng 400 chiếc chiến tăng này được đưa vào trang bị.

Cùng với kế hoạch trang bị T-90M, Bộ Quốc phòng đã gây bất ngờ khi công bố số lượng xe tăng tàng hình Armata sẽ được mua. Năm 2020, Armata sẽ chính thức ước vào giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước.

Nếu kết quả diễn ra thuận lợi, việc trang bị chính thức sẽ diễn ra ngay sau đó. Đến năm 2027, sẽ có tổng cộng 500 cỗ tăng này được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.

Vu khi phuong Tay bat luc khi doi dau Armata?
T-14 Armata (trước) và xe tăng phương Tây.

Theo kế hoạch trang bị, lô xe tăng T-14 Armata đầu tiên được ưu tiên trang bị cho Trung đoàn xe tăng cận vệ số 1, thuộc Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 2 mang tên Tamanskaya đồn trú ở ngoại vi Thủ đô Moskva, một phần ở Quân khu Phía Tây nước Nga và một số đơn vị ở phía Bắc.

Nhận định về kế hoạch trang bị của Nga, chuyên gia Brig Ben Barry của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS) cho rằng, ý đồ dùng siêu tăng mới chống phương Tây của Nga đã khá rõ ràng, và từ khi công bố kế hoạch trang bị đến hoạt động thực tế của Armata vẫn còn một khoảng thời gian nữa.

Nhưng đến lúc đó NATO vẫn không có vũ khí nào đủ mạnh để có thể đối đầu với cỗ tăng thế hệ mới này của Nga. Bởi T-14 Armata của Nga được mệnh danh là cỗ máy chiến đấu có sức mạnh công-thủ toàn diện.

Ngoài lớp giáp đồng trục và giáp phản ứng nổ tiên tiến, xe tăng còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động.

Radar quang điện của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa, còn tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

 

Theo ông Barry, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho bất cứ thế hệ súng chống tăng nào. Các loại xe tăng và súng, tên lửa chống tăng phương Tây kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ sẽ không thể động đến được cỗ tăng của Nga.

Khả năng phòng thủ cực tốt trước các loại tên lửa chống tăng cá nhân và cả các tên lửa phóng từ máy bay, xe tăng đối phương, cùng với hỏa lực cực mạnh từ pháo 125mm và tên lửa phóng qua nòng là ưu điểm vượt trội của xe tăng Nga so với các xe tăng phương Tây.

Do đó, Armata được giới chuyên gia đánh giá là khắc tinh đáng sợ nhất không chỉ đối với các vũ khí chống tăng, mà còn cả với các xe tăng hiện đại nhất của phương Tây như M1A2 Abram của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Challenger của Anh, Leclerc của Pháp, Merkava của Israel.

Chuyên gia Barry tin rằng các nước NATO chưa có cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc về vấn đề này. Chính vì vậy cần phải cải , các nước này cần cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng để nâng cao khả năng xuyên phá và khả năng kháng nhiễu.

Đồng thời, trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động đủ mạnh để bảo vệ xe tăng trước những phương tiện chiến đấu của Nga, đặc biệt là Armata.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm