Quốc tế

Đồng minh Mỹ góp phần làm giàu cho Nga

Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Nga vẫn thu được hàng tỷ USD từ những hợp đồng bán vũ khí cho khách hàng, trong đó có cả thành viên NATO.

Máy bay ném bom H-20 cho phép Trung Quốc tấn công các căn cứ Mỹ / Nhà khoa học hạt nhân Iran bị ám sát bằng súng máy điều khiển từ xa

Theo RBTH, với việc thực hiện thương vụ 24 tiêm kích Su-35 với Trung Quốc hồi năm 2015, phía Nga nhận được khoảng 2,5 tỉ USD. Chuyên gia quân sự Nga, Viktor Murahovsky cho biết, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên nhận được máy bay tiêm kích đa năng này của Nga.

Bắc Kinh nỗ lực hoàn tất thương vụ này bất chấp Mỹ đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế thông qua Đạo Luật chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), đạo luật có hướng đến mục tiêu ngăn cản các nước mua vũ khí từ Nga.

Dong minh Mygop phan lam giau cho Nga
Hệ thống S-400.

Hợp đồng đình đám tiếp theo giúp Nga kiếm được khoản tiền lớn đó là tàu sân bay INS Vikramaditya với Ấn Độ. Tàu được phiên chế chính thức vào năm 1987 và đến năm 2004 được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, đưa INS Vikramaditya trở thành tàu chiến trụ cột của hải quân Ấn Độ. Theo thông tin sơ bộ, hợp đồng mua bán này có trị giá khoảng 2,35 tỉ USD.

Một hợp đồng đình đám tiếp theo giúp Nga có được khoản tiền lớn là thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ. Để sở hữu hai tiểu đoàn S-400, chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã phải bỏ ra khoản tiền 2,5 tỉ USD.

Mỗi một tiểu đoàn tên S-400 bao gồm bốn bệ phóng, mỗi bệ có thể cùng lúc phóng 4 tên lửa, đi kèm là trung tâm điều khiển và một radar. Một đơn vị như vậy có thể khai hỏa đồng loạt 16 tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cũng như tên lửa hành trình ở khoảng cách tối đa lên đến trên 200km.

Để mở rộng thị trường vũ khí, Nga đang tìm cách tăng cường mối quan hệ quốc phòng ở Trung Đông nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua những hợp đồng buôn bán vũ khí.

Theo TASS, trong số các cuộc trao đổi gần đây, Nga và UAE đang thảo luận về một hợp đồng mà theo đó Moscow sẽ cung cấp cho nước này máy bay trinh sát Orion-E MALE, các trực thăng MiG Mi-38 và các chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35.

 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cân nhắc đến việc mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga trong bối cảnh Ankara vừa nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ Moscow bất chấp việc Mỹ đe áp Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) khi Mỹ liệt Nga, Iran và Triều Tiên vào "danh sách đen".

Dù vậy, sau thời gian thông qua đạo luật này, Moscow vẫn tiếp tục thiết lập các mối quan hệ quốc phòng mới và củng cố những quan hệ sẵn có với các nước khác. Ngoài các thỏa thuận hàng không vũ trụ gần đây, phía Nga cho biết rằng nước này đã hoàn tất giai đoạn của việc chuyển giao T-90 cho Iraq - một quốc gia cũng có quan hệ thân thiết về an ninh với Mỹ.

Phát biểu tại sự kiện ở Dubai, CEO tập đoàn Rostec Sergei Chemezov cho biết rằng, Bộ Quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ thu về khoảng 13,5 - 13,7 tỷ USD doanh thu xuất khẩu vũ khí vào cuối năm nay, trong khi hiện nước này đã thu về được 11 tỷ USD.

Ông Chemezov cũng cho biết bất chấp Đạo luật trừng phạt CAATSA của Mỹ, Nga vẫn đạt được doanh thu kỷ lục trong việc xuất khẩu công nghệ quân sự và "năm nay, chúng tôi thậm chí sẽ đạt mức cao hơn, hoặc ít nhất là sẽ không thấp hơn".

Cho tới nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Nga đã bán khoảng 6,4 tỷ USD các loại vũ khí năm 2019 thì Mỹ bán được khoảng 10,5 tỷ USD, hầu hết trong số này là được phân phối tới các nước Trung Đông - một khu vực mà Nga đang gia tăng ảnh hưởng và ngày càng được coi là một "nhà ngoại giao" hàng đầu tại đây.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm