F-22, F-35, Su-57, tiêm kích tàng hình nào tốt nhất thế giới: Bất ngờ lựa chọn của Israel
Đằng sau việc Mỹ lại hoãn sản xuất “siêu tiêm kích” thế hệ năm F-35 / Chuyên gia Mỹ: Tiêm kích Su-35 tốt nhất
Israel muốn "hồi sinh" F-22: Khó nhưng vẫn có cách
Theo tờ Svpressa của Nga, hầu hết giới chuyên gia phương Tây đều cảm thấy khá bàng hoàng ngay sau xuất hiện thông tin Israel đề xuất Mỹ bán cho không quân nước này các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, điều vốn dĩ tưởng chừng như không thể.
Bề ngoài, Tel Aviv giải thích yêu cầu mua một dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 đã ngưng sản xuất từ lâu là điều kiện trao đổi để một số nước Ả Rập như UAE có thể mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II. từ Mỹ, một hợp đồng vũ khí như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cán cân quân quân sự trong khu vực.
Cho đến hiện tại, Israel vẫn là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu tiêm kích tàng hình.
Nghe tưởng chừng việc Israel đặt mua F-22 là tin tốt thế nhưng cổ phiếu của tập đoàn Lockheed Martin (nhà sản xuất F-35 và cả F-22) thay vì tăng giá nhờ thị trường tiêu thụ mới thì lại mất tới 3,2% giá trị và còn 350 USD sau thông tin này.
Theo như tờ Haaretz nhận định, việc giới lãnh đạo lực lượng phòng vệ Israel (IDF) công khai gọi F-22 là tiêm kích tàng hình tốt nhất thế giới, sở hữu nhiều tính năng chiến đấu vượt trội hơn F-35 là nguyên chính khiến cổ phiếu của Lockheed Martin lao dốc.
Một số chuyên gia phân tích IDF cần tới F-22 như một "quân cờ" đảm bảo lợi thế về mặt quân sự của họ ở Trung Đông khi tiêm kích tàng hình dẫn trở nên phổ biến trong khu vực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng Mỹ khó có thể đáp ứng được yêu cầu trên của Israel.
Tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ. Ảnh: Air Force Times.
Thứ nhất, dây chuyền sản xuất F-22 đã dừng từ năm 2011.
Thứ hai, Không quân Mỹ đang vận hành khoảng 117 chiếc F-22 và họ đang "cầu nguyện" từng này để những chiến đấu cơ này không gặp sự cố
Thứ ba, F-22 là một trong số ít vũ khí bị Quốc hội Mỹ cấm bán ra cho nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả các quốc gia đồng minh thân cận như Israel. Washington lo ngại kẻ thù của họ sẽ có được các bí mật công nghệ có trong "com chim sắt" này.
Tuy nhiên, truyền thông Mỹ lại có cách nhìn khác khi cho rằng Washington hoàn toàn có thể xúc tiến kế hoạch bán F-22 cho Tel Aviv cho dù Tổng thống Mỹ có là ai đi nữa. Điều này càng được khẳng định sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đến Washington mới đây.
Như tờ Forbes đưa tin, Bộ trưởng Gantz đã yêu cầu Mỹ bán cho nước này ít nhất 20 chiếc F-22 khi Washington viện trợ cho Tel Aviv thêm 8 tỷ USD để mua sắm vũ khí mới.
Thế nhưng, có một câu hỏi được đặt ra là một chiến đấu cơ thế hệ 5 đã cũ như F-22 có điều gì đặc biệt khiến Israel mong muốn phải có được bằng mọi giá?
Vì sao Israel quyết tâm có bằng được F-22?
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor chính thức được biến chế vào năm 2005 và cho đến nay chưa từng được hiện đại hoá. Có nghĩa là hệ thống điện tử của nó lỗi thời hơn nhiều so với F-35. Ngoài ra, Lockheed Martin không ít lần ca ngợi rằng những vật liệu hấp thu sóng radar của thân vỏ F-35 tốt hơn nhiều trên chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên của Mỹ.
Việc Tel Aviv khẩn khoản Mỹ để có được F-33 đang làm xấu đi hình ảnh của F-35. Hóa ra, các phi công Israel không muốn bay trên chiếc tiêm kích tàng hình được ngợi ca nhiều - họ cần một cỗ máy có khả năng cơ động cao, có vector lực đẩy điều hướng và khả năng đạt được vận tốc siêu thanh mà không cần buồng đốt sau.
Tiêm kích F-35I của Không quân Israel. Ảnh: The Times of Israel.
"Trong khi F-35 có thể có giá thành rẻ hơn lúc mua và lúc vận hành nhưng F-22 vẫn chiến đấu cơ có khả năng không chiến đáng sợ hơn", Forbes cho biết.
Căn cứ vào sự giống nhau trong các tính năng của F-22 và Sukhoi Su-57, có thể đưa ra thêm một dự giải thuyết khác là. Israel cần chiếc máy bay mà có thể đương đầu với chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga. Không thể có lời lý giải nào khác, bởi vì với phi đội F-16 đã được hiện đại hóa của IDF, họ hoàn toàn có thể giải quyết được mọi thách thức nổi lên trong khu vực.
Điều thú vị rằng cả Nhật Bản, khi đã bay trên F-35, cũng vẫn muốn mua F-22. Thậm chí, trong một báo cáo vào năm 2018 do các chuyên gia Nhật thực hiện, họ chỉ ra rằng F-22 vượt trội hơn F-35 về mọi mặt, đồng thời cảnh báo Lightning II không thể đối phó được các tiêm kích của người Nga và Trung Quốc.
Cần phải lưu ý rằng cả các phi công Mỹ cũng có nhận xét F-22 tốt hơn F-35.
"Vấn đề chính nằm ở chỗ chiếc F-22 cuối cùng rời xưởng sản xuất vào tháng 12/2011. Việc khởi động lại hoạt động sản xuất có thể sẽ kéo theo những khoảng chi phí khổng lồ", tờ Forbes bình luận. Nhưng căn cứ vào việc nhu cầu đối với chiến đấu cơ này khá cao, thậm chí cả trong Không quân Mỹ, việc khởi động lại dây chuyền sản xuất là điều hoàn toàn phù hợp.
Do đó, viễn cảnh F-22 được sản xuất mới trở lại cũng như có thêm có các gói nâng cấp bổ sung có lẽ không quá xa vời.
Cũng có một khả năng khác là Mỹ sẽ bí mật khôi phục lại dây chuyền sản xuất F-22 và người Do thái đã được báo trước về kế hoạch này.
Theo nhận định của Svpressa, việc Israel yêu cầu mua F-22 từ Mỹ đã làm cuộc đua tìm kiếm tiêm kích tàng hình tốt nhất thế giới trên nên hấp dẫn hơn hơn, Su-57 của Nga có vẻ như đang lép vế trước các mẫu chiến đấu cơ đến từ Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo