Động tác nhào lộn "rắn hổ mang" bị nhận xét không có tác dụng trong thực chiến
"Họa vô đơn chí" với Ukraine khi mất 2 vận tải cơ Il-76 vì cuộc nội chiến Lybia / Ảnh vệ tinh rõ nét về máy bay vận tải An-124 Ruslan bị phá hủy tại Lybia
Về nguyên tắc, động tác nhào lộn “Rắn hổ mang” nổi tiếng thường được thực hiện ở độ cao 500 - 1.000 m, tốc độ khoảng 500 km/h. Phi công sẽ kéo hoàn toàn cần lái về phía mình, khi đạt góc nghiêng lực kéo mũi máy bay đến 120 độ thì đẩy cần lái đến gần vị trí trung gian.
Khi máy bay chuyển về góc hướng vận tốc thông thường (25 - 28 độ ), phi công lại tiếp tục kéo cần lái về phía mình, thời gian giữ cần điều khiển trong trạng thái siêu giới hạn công kích cần ngắn nhất.
Đây là thời khắc nguy hiểm vì nếu không cảm nhận tốt góc nghiêng, máy bay sẽ lật nhào và rơi. Chính vì nguyên nhân đó, quay máy bay theo trục dọc cần phải đảm bảo đủ sức mạnh và nghị lực, với tốc độ góc tương đối lớn (khoảng 65 độ/giây).
Minh họa kỹ thuật thực hiện động tác nhào lộn Rắn hổ mang và góc hướng vận tốc của tiêm kích Su-27. Ảnh: Wikipedia.
Toàn bộ thời gian thực hiện động tác Rắn hổ mang kéo dài 5 tới 6 giây, thời gian máy bay thực hiện siêu góc góc hướng vận tốc trong khoảng 2,5 đến 3,5 giây.
Tại thời điểm đó, góc trục máy bay đạt từ 70 đến 120 độ , góc hướng vận tốc đạt 80 - 95 độ, tốc độ ước chừng 200 - 220 km/h, thấp hơn hẳn tốc độ bay cực tiểu của Su 27 (khoảng 300 km/h).
Khả năng đột ngột hãm tốc độ và nhấc mũi máy bay lên trong vài giây được cho là sẽ khiến cho tiêm kích Su-27 chiếm giữ ưu thế quan trọng trước các loại chiến đấu cơ của Mỹ và NATO như F-15/16/18, Mirage 2000 hay Rafale.
Tiêm kích MiG-29OVT biểu diễn động tác nhào lộn “Rắn hổ mang”. Ảnh: Wikipedia.
Kịch bản người Nga đưa ra là khi đang bị tiêm kích đối phương bám đuôi, Su-27 sẽ bất ngờ thực hiện động tác Pugachev's Cobra, máy bay kéo cao để khiến kẻ địch lỡ đã rồi vọt qua, nó sẽ hoán đổi vị trí từ kẻ đi săn thành bị săn đuổi.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới không đồng tình với nhận định trên, họ cho rằng đây không còn là thời đại của những trận đấu pháo cự ly cực ngắn mà với tên lửa tầm nhiệt thì khoảng cách tối thiểu giữa hai máy bay cũng phải xấp xỉ 1 km, không thể "cắt đuôi" bằng một thao tác như vậy.
Ngoài ra vận tốc nhỏ đi kèm góc hướng lớn như hình minh họa thậm chí còn tự đẩy chiếc tiêm kích vào tình huống nguy hiểm, không khác gì một chiếc bia được dựng đứng lên cho kẻ địch tập bắn.
Thậm chí một trong những phi công nổi tiếng nhất của Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đồng tình với ý kiến này.
Với cương vị là một trong 6 phi công đầu tiên được cử sang Nga làm quen với tiêm kích Su-27, ông đã được trực tiếp chứng kiến phi công lão luyện Viktor Pugachev trình diễn động tác Rắn hổ mang và kỹ thuật lái Quả chuông. Sau khi được Pugachev hướng dẫn, Trung tướng Nguyễn Đức Soát cũng đã thực hiện được những kỹ thuật bay cao cấp này.
Trong một cuộc phỏng vấn báo chí về Viktor Pugachev, Tướng Soát đã nhận xét "Ở góc độ là phi công chiến đấu qua nhiều trận nên tôi có cái nhìn, đánh giá chính xác về các phi công khác. Ở đây, Pugachev là phi công thử nghiệm thực sự tài ba, xứng đáng được thế giới coi là một phi công huyền thoại".
Tuy nhiên ông cũng nhận xét thêm rằng Rắn hổ mang là một sáng tạo trong quá trình bay, nhưng động tác này mang tính trình diễn chứ không phải những kỹ thuật lái có thể ứng dụng trong chiến đấu.
Thực tế cũng cho thấy trừ các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp, ở các trung đoàn không quân chiến đấu không chỉ riêng tại Việt Nam, động tác thao diễn “Rắn hổ mang” thường bị cấm thực hiện do lo ngại ảnh hưởng tới khung thân máy bay cũng như chẳng có giá trị gì trong không chiến quần vòng cự ly ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo