Động thái mới của phương Tây có giúp Ukraine đi trước Nga một bước?
Tranh cãi khi Mỹ dừng chuyển tên lửa cho các quốc gia khác để dồn cho Ukraine / Mỹ đề xuất cho Thái Lan vay tiền mua mới phi đội máy bay F-16
Phương Tây “cởi trói” cho Ukraine
Các chuyên gia nhận định, với sự dịch chuyển chính sách mới, Ukraine sẽ có nhiều cách hơn để sử dụng vũ khí, bao gồm cả việc tấn công vào Nga.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 2/2022 cho đến gần đây, Ukraine đã bị các nước đối tác cấm sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga. Những giới hạn đó đã đặt Ukraine vào thế bất lợi nghiêm trọng. Nga tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa từ bên trong biên giới của mình, đồng thời tập hợp lực lượng và trang thiết bị trong nước để tấn công Ukraine.
Trong một thời gian dài, Kiev chỉ có thể sử dụng các phương án như máy bay không người lái tầm xa để tấn công các mục tiêu ở Nga nên không thể tạo nên tác động như các vũ khí chuyên dụng.
Đại tá Hamish de Bretton-Gordon, cựu Chỉ huy Lực lượng Hóa học, Sinh học, Phóng xạ và Hạt nhân của Anh và NATO nhận định với Business Insider rằng, những hạn chế đối với Ukraine là "nực cười". Theo ông, phương Tây đang "trao cho Nga rất nhiều lợi thế".
Các nhà phân tích khác đã miêu tả đó là việc Ukraine phải chiến đấu với một tay bị trói sau lưng. Tuy nhiên, nhiều đối tác quốc tế của Ukraine đã thay đổi lập trường khi thông báo vào cuối tháng 5/2024 rằng nước này có thể sử dụng vũ khí mà họ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế như các quy tắc của Mỹ với việc sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS nhưng Ukraine cuối cùng đã nhận được sự cho phép để ít nhất có thể sử dụng một số vũ khí nhắm vào các mục tiêu ở Nga, ông Bretton-Gordon nói.
Khả năng chiến đấu của UkraineNhững thay đổi này đồng nghĩa rằng các lực lượng của Ukraine có thể nhắm vào các hệ thống phòng không Nga trên lãnh thổ Nga cũng như một số chiến đấu cơ và hệ thống vũ khí của đối phương, loại trừ tận gốc mối đe dọa thay vì cố gắng đánh chặn tên lửa và UAV khi chúng đã ở trên không.
Ông Bretton-Gordon cũng lưu ý rằng nhiều cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa của Nga được thực hiện từ trong lãnh thổ nước này.
"Nếu bạn thực sự không thể tấn công chúng trước khi chúng cất cánh thì bạn đã thua 10 - 0 rồi", ông Bretton-Gordon cho hay.
George Barros, nhà phân tích về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington cho biết thay đổi này sẽ là một bước chuyển lớn đối với khả năng chiến đấu hiệu quả của Ukraine.
“Tôi nghĩ trong hơn 2 năm qua, các nhà phân tích cho rằng khả năng của Ukraine trên chiến trường phần lớn bị hạn chế bởi một số giả định nhất định. Một điều quan trọng là chiến tuyến ở Ukraine thực sự không thể cải thiện nhiều vì Ukraine không thể tiến hành tác chiến vũ trang tổng hợp một cách hiệu quả", chuyên gia Barros nhận định.
Chuyên gia Barros cho rằng Ukraine có thể bắt đầu loại bỏ các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga, hỗ trợ lực lượng trên không, bao gồm cả các tiêm kích F-16 khi chúng được chuyển giao, cũng như hỗ trợ lực lượng mặt đất tiến công theo những cách mà trước đây họ không thể thực hiện được.
Khi các khu vực biên giới Nga không còn an toàn, Moscow có thể phải rút các hệ thống vũ khí ra xa Ukraine, làm giảm khả năng tấn công vào nước này. Điều đó cũng làm gia tăng căng thẳng đối với các bộ phận khác của lực lượng vũ trang Nga.
Philip Ingram, cựu sĩ quan an ninh và tình báo thuộc Quân đội Anh cho biết, trước khi một số hạn chế được dỡ bỏ, "Nga có thể điều lực lượng phòng không, các trung tâm hậu cần, bộ chỉ huy và kiểm soát gần như tới thẳng biên giới khi biết rõ rằng Ukraine không được phép sử dụng bất kỳ thứ gì qua biên giới". Theo ông: "Bây giờ, điều đó đã thay đổi, Nga đang phải lùi lại".
Giáo sư Michael Clarke - một chuyên gia về Nga và Ukraine, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia Anh nhận định, "khả năng sử dụng các hệ thống tên lửa phóng loạt nhằm vào lãnh thổ Nga và các tiêm kích F-16 khi chúng đến nơi, theo tôi, sẽ có tác động ngày càng tăng".
Giới hạn đang kìm hãm UkraineMỹ vẫn không cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga để tiếp cận các mục tiêu quân sự ở đó, tức là Ukraine không thể sử dụng các vũ khí tầm xa như ATACMS nhằm vào nơi Nga tiến hành các cuộc tấn công. Thay vào đó, Ukraine phải dựa vào một số vũ khí tự sản xuất như tên lửa Neptune, vũ khí chống hạm được điều chỉnh để tấn công mặt đất hoặc các UAV tầm xa nội địa.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/6 cho biết các quốc gia đối tác của Ukraine nên nới lỏng hơn nữa các hạn chế, đồng thời nhận định các giới hạn còn lại đang làm khó Kiev trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công bằng bom lượn của Moscow, được phóng từ các tiêm kích nằm ngoài tầm bắn như chiến đấu cơ Su-34. Ông tiết lộ, Nga đã thả hơn 800 quả bom lượn xuống Ukraine chỉ riêng trong tuần trước đó.
"Ukraine cần các vũ khí để phá hủy những phương tiện triển khai bom, trong đó có các máy bay chiến đấu của Nga, dù chúng ở bất kỳ nơi nào. Bước đi này là cần thiết", Tổng thống Zelensky nói.
ISW cho biết hồi tháng 6 rằng nhiều căn cứ không quân lớn của Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS mà Ukraine không thể sử dụng, trong khi nằm ngoài tầm bắn các vũ khí mà Ukraine được phép dùng. Điều này đã cho phép Nga tiếp tục sử dụng các căn cứ đó để tiến hành các cuộc tấn công mà không bị đáp trả.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định với Business Insider rằng, ngay cả khi Ukraine yêu cầu sử dụng thoải mái hơn các vũ khí trong giao tranh với Nga thì việc nới lỏng các hạn chế khác cho đến nay đã mang lại một số kết quả ý nghĩa.
Bước chuyển ở KharkovCác chuyên gia và quan chức Ukraine đánh giá, các quy định mới đã tạo nên khác biệt ở Kharkov mặc dù chúng mới được thay đổi chưa đầy 1 tháng.
Nga đã khởi động một cuộc tấn công mới vào Kharkov ngày 10/5, tiến hành các cuộc tấn công tên lửa dữ dội và từ từ đẩy quân đội về phía trước. Tuy nhiên, nhịp độ tấn công và các hoạt động trên bộ của Nga đã chậm lại kể từ khi Ukraine nhận được sự cho phép từ phương Tây vào cuối tháng 5.
Chuyên gia Barros cho rằng Ukraine đã tạo ra "sự khác biệt" kể từ những thay đổi gần đây về quyền sử dụng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga. Ông cho biết, chẳng hạn Ukraine đã sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công Belgorod - khu vực biên giới của Nga giáp với Kharkov.
"Chúng thực sự giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga", chuyên gia này nói, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine có thể tiến hành "các cuộc phản công chiến thuật nhỏ".
Ông Ingram cũng nhất trí với điều đó và nhận định, tại Kharkov, những quy định mới đã giúp Ukraine "tạo khác biệt rất lớn". Khả năng tấn công vào Nga đặc biệt quan trọng với Ukraine vì cuộc giao tranh đã diễn ra gần biên giới Nga, nơi mà các cuộc tấn công được thực hiện và các binh lính cũng như nguồn tiếp tế mới có thể được luân chuyển đến mà Ukraine không thể đáp trả. Kiev hiện đã có thể phản ứng mặc dù quân đội nước này vẫn đối mặt với áp lực to lớn từ quân đội Nga có quy mô lớn hơn nhiều.
Chuyên gia Cancian thì đánh giá, Mỹ sẵn sàng cho phép hoạt động tác chiến diễn ra ở khu vực biên giới gần Kharkov bởi "các đơn vị hậu cần và pháo binh của Nga vẫn nằm trên lãnh thổ nước này và nếu Ukraine không thể tấn công những khu vực đó thì họ sẽ gặp bất lợi nghiêm trọng". Ông nói rằng Nga được cho là đã di chuyển một số lực lượng phòng không khỏi Crimea để bảo vệ Belgorod. Ông mô tả điều đó là "rất quan trọng". Nếu Ukraine có thể buộc Nga làm điều đó ở nhiều nơi hơn thì các chỉ huy của Nga sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về những gì cần bảo vệ và cách thức bảo vệ chúng.
Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách từ phương Tây không phải nhân tố duy nhất. Các hình ảnh tình báo, trinh sát và giám sát của Ukraine cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định tính hiệu quả của các cuộc tấn công. Mỹ từng hỗ trợ Ukraine nhắm vào các mục tiêu trong quá khứ nhưng hiện vẫn chưa chắc chắn họ sẽ tham gia vào nỗ lực này ở mức độ nào.
Một chỉ huy pháo binh của Ukraine gần đây tiết lộ với AP rằng pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất đã bắt đầu bắn vào Kharkov ngay khi Ukraine nhận được sự cho phép mới và trong những ngày đầu tiên đã "tiêu diệt được toàn bộ đội quân dọc biên giới đang đợi lệnh tiến vào Ukraine".
Hai quan chức Ukraine cũng nhận định với Washington Post rằng, một số cuộc tấn công của Nga đã giảm bớt trong khu vực kể từ khi Kiev nhận được sự cho phép mới. AP cũng đưa tin, sự thay đổi chính sách của phương Tây đã "làm chậm đáng kể đà tiến công của Nga" ở Kharkov.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine khai hỏa lựu pháo về phía quân đội Nga gần làng Lyptsi. Ảnh: Reuters