Đức bơm thêm IRIS-T cho Ukraine sau khi bị phá hủy hàng loạt
Clip: Kinzhal - Tên lửa siêu vượt âm “bất khả chiến bại” của Nga / Ukraine chuẩn bị cho tai nạn hạt nhân
Tuyên bố được Chuẩn tướng Đức Christian Freuding (người giữ chức Giám đốc Trung tâm Tình hình Ukraine thuộc Bộ Quốc phòng Đức) đưa ra hôm 25/6 cho biết, Berlin sẽ chuyển giao thêm cho Kiev loạt hệ thống đánh chặn trong gói hỗ trợ quân sự mới dành cho chính quyền Ukraine.
>> Xem thêm:'Hạm đội bóng tối' Nga khiến đội siêu tàu chở dầu phương Tây thất thế
"Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ chuyển giao thêm 45 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và ít nhất 2 hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM cho lực lượng phòng không Ukraine", tướng Christian Freuding cho biết.
Theo Defense News, quyết định chuyển giao thêm IRIS-T cho Ukraine của Đức được thực hiện sau khi vũ khí này bị thiệt hại đáng kể trong các chiến dịch tìm diệt phòng không Kiev do Nga thực hiện.
Hệ thống IRIS-T của Ukraine bị Nga phá hủy.
Tổ hợp IRIS-T có tầm bắn hiệu quả lên tới 40 km và đủ sức bắn hạ mục tiêu ở độ cao tối đa 20 km, được thiết kế để bảo vệ những địa điểm trọng yếu trước các cuộc tấn công từ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái hay tên lửa.
>> Xem thêm:Pháo phản lực HIMARS phiên bản đặc biệt sắp xuất hiện ở châu Âu
Đây được coi là một trong những lá chắn phòng không hiện đại nhất của Ukraine, giúp nước này lấp khoảng trống phòng thủ sau khi nhiều tổ hợp S-300 và Buk-M1 bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Mỗi tổ hợp gồm một xe chỉ huy, một đài radar đa năng cùng ba xe phóng với tối đa 24 quả đạn sẵn sàng chiến đấu. Radar TRML-4D có thể theo dõi tối đa 1.500 mục tiêu với tầm hoạt động lý thuyết 250 km và đủ sức bám bắt tiêm kích ở khoảng cách trên 120 km.
Cùng với tăng cường hỗ trợ quân sự Ukraine, Đức còn kêu gọi NATO tăng sức mạnh chiến đấu cho Kiev trong chiến dịch phản công nhằm vào lực lượng Nga.
"Chúng ta nên nhìn nhận tình hình một cách tỉnh táo. Chính phủ Ukraine đã thừa nhận không thể gia nhập NATO khi chiến sự tiếp diễn. Đó là lý do tôi đề xuất ưu tiên tuyệt đối trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva là tăng cường sức mạnh chiến đấu cho Ukraine", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói.
Đức, quốc gia nhiều năm qua chi tiêu quốc phòng dưới mức 2% GDP mà NATO đặt ra, dự kiến đạt mục tiêu từ năm tới. "Chúng tôi đảm bảo rằng quân đội Đức sẽ nhận được thiết bị cần thiết bằng cách chi 2% GDP cho quốc phòng bắt đầu từ năm tới, lần đầu tiên sau nhiều năm", ông Scholz tuyên bố.
>> Xem thêm:Ukraine đã sẵn sàng sử dụng xe tăng nguy hiểm nhất
Chi tiêu quốc phòng của Đức chỉ đạt khoảng 1,5% GDP trong những năm qua. Tuy nhiên, xung đột Ukraine đã dẫn đến thay đổi chính sách lớn ở Berlin. Bên cạnh việc gửi vũ khí đến Ukraine, Đức đang tăng cường chi tiêu quân sự để bổ sung các kho vũ khí đã cạn kiệt, từ chiến đấu cơ, xe tăng cho đến hệ thống phòng không.
Ông Scholz cũng kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngừng phản đối Thụy Điển gia nhập NATO. "Thụy Điển nên tham dự hội nghị thượng đỉnh với tư cách đồng minh mới của NATO. Tôi kêu gọi Tổng thống Erdogan hãy dọn đường cho việc này", Thủ tướng Đức cho hay.
Kiev đưa mục tiêu gia nhập NATO vào hiến pháp từ năm 2019, bất chấp những cảnh báo của Nga rằng khả năng liên minh triển khai lực lượng và vũ khí ở biên giới sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.
Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố rằng ngăn Ukraine gia nhập NATO là một trong những mục tiêu chính của Nga. Moskva coi đà hướng đông của NATO là một trong những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng, buộc Nga phải phát động chiến dịch ở Ukraine.
>> Xem thêm:Xuất hiện bản sửa đổi mới nhất của xe tăng K3 do Hàn Quốc chế tạo
Hồi tháng 4, Tổng thư ký NATO cho biết Ukraine có thể gia nhập liên minh, nhưng chỉ sau khi chiến sự kết thúc. Kiev đã chấp nhận quan điểm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo