Dùng trọng pháo, tăng châu Âu có hạ được T-14?
Mỹ bị Nga đánh lừa với đặc điểm giả của Su-57? / Tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ với Hy Lạp
Vừa qua Tập đoàn Nexter (Pháp) giới thiệu pháo chính cỡ 140mm để trang bị cho tăng Leclerc của nước này và giúp các xe tăng của châu Âu có vũ khí đủ uy lực để giáp chiến với xe tăng T-14 Armata của Nga.
Cùng với đó, Đức cũng lao vào cuộc chạy đua chế tạo một loại siêu pháo tăng thế hệ mới để chống lại xe tăng Armata của Nga. Trước đó, Mỹ, Anh, Ba Lan… đã tuyên bố các kế hoạch phát triển xe tăng mới để đối phó với loại xe tăng chưa được biên chế của Nga.
Xe tăng Leclerc của Pháp. |
Ngay từ triển lãm vũ khí Eurosatory-2016, Tập đoàn quân sự Đức Rheinmetall Defence đã công bố mẫu thử nghiệm khẩu pháo mới, được giới thiệu là một phương tiện chiến đấu khắc tinh của T-14 Armata và T-90 Nga.
Loại pháo xe tăng mới của Rheinmetall là một khẩu pháo nòng trơn, cỡ nòng 130 mm (lớn hơn cỡ nòng hiện tại của Armata là 125mm), có trọng lượng khoảng ba tấn, trọng lượng thân pháo là 1400kg.
Dự kiến sản phẩm mới sẽ hoàn tất về công nghệ vào khoảng năm 2025, sau đó tạm thời Đức sẽ tích hợp loại pháo này trên nền tảng của Leopard để sử dụng trong khi chờ một loại xe tăng thế hệ mới ra đời.
Giới phân cho rằng, việc chế tạo pháo mới cũng không giúp một loại xe tăng nào chiếm được ưu thế trước Armata bởi trong tương lai, loại MBT mới này của Nga có thể được tích hợp pháo chính hoàn toàn tự động loại 152mm và có thể sử dụng đạn Uranium nghèo.
Hơn nữa, điều làm nên sức mạnh của Armata không chỉ là hỏa lực siêu mạnh mà còn nằm ở các công nghệ tiên tiến và các hệ thống phòng vệ, giúp nó trở nên bất khả chiến bại trước các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Leclerc của Pháp, Challenger 2 của Anh hay Merkava của Israel.
Dù được trang bị trọng pháo nhưng theo giới chuyên gia, sẽ rất khó để hạ gục T-14 Armata của Nga.
Theo Phó Tổng giám đốc của Nhà máy Uralvagonzavod là ông Vyacheslav Khalitov, Armata là xe tăng thế hệ khác, vượt hơn các mẫu tương tự đến 25%, đặc biệt là về độ an toàn. Các mẫu xe chiến đấu dựa trên nền tảng Armata cũng có tính năng tương tự.
Ông lưu ý rằng hiện Armata đang được bảo vệ bằng hệ thống phòng thủ bị động mạnh nhất trên thế giới với vỏ giáp đồng nhất chế tạo bằng vật liệu mới và công nghệ mới diêu bền, cùng với các loại giáp phản ứng nổ siêu hạng, có khả năng chống cả các đầu nổ chống tăng kép (Tandem)
Ngoài ra, mẫu thiết giáp bánh xích trên nền tảng Armata mà Nga chế tạo với hệ thống an ninh 4 cấp hiện nay là độc nhất vô nhị trên thế giới, và cho phép công nghệ xe tăng của Nga vượt hơn các nước dẫn đầu như Mỹ, Israel, Đức và Pháp khoảng 10-20 năm.
Cấp độ đầu tiên của hệ thống bảo vệ chú trọng tới việc giảm thiểu các nguồn bức xạ nhiệt, điện từ và hồng ngoại của Armata, khiến đối phương khó phát hiện xe bọc thép trên chiến trường trong phạm vi dải tần radar, tia hồng ngoại và kính quang học.
Cấp độ bảo vệ thứ hai là hệ thống phòng thủ chủ động (APS - Active Protection Systems), sử dụng thiết bị gây nhiễu hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường, khiến đạn pháo và tên lửa chống tăng bay chệch hướng, không thể bắn trúng mục tiêu.
Cấp độ thứ ba là hệ thống bảo vệ chủ động, gồm có hệ thống radar mảng pha chủ động trên xe, cho phép phát hiện và tiêu diệt đạn pháo ngay trên đường bay của chúng đến Armata, nếu đạn pháo, tên lửa vượt qua cả hai cấp độ trên.
Với những cấp độ bảo vệ của tăng Armata cho thấy, việc những cỗ tăng của phương Tây chỉ được nâng cấp sức mạnh của từng phát bắn là chưa đủ để hạ gục được xe tăng thế hệ mới của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này